Pages

Được tạo bởi Blogger.

Dostoievsky và miền kí ức

      Dostoievsky nhớ mãi vòng tay mạnh mẽ, ấm áp với “những móng tay vấy bẩn đất bùn” và nụ cười “hiền nhu mẹ”. Năm 1876, ông kể lại câu chuyện này trong: Nhật kỉ nhà văn như một sự kiện có ý nghĩa định hướng cho cuộc đời ông. Trong sáng tác của mình sau này, Dostoievsky sẽ viết rất nhiều về những “con sói” trong cuộc đời và trong lòng người, nhưng bao giờ ông cũng đấu tranh để vượt qua những ám ảnh khủng khiếp, định hướng vào Chúa và vòng tay yêu thương của người nông dân.

Từ năm 1833, Fedor Dostoievsky cùng anh trai Mikhail được cha cho theo học ở trường bán trú, rồi trường trung học nội trú tư nhân ờ Moskva. Hai anh em đều say mê với những giờ văn học. Mikhail mơ ước trở thành nhà thơ, còn Fedor – nhà văn. Cả hai đều mê đọc sách. Fedor mê mải với những trang sách của Homer, Dante, Cervantes, Shakespeare, Goethe, Schiller, Hoíímann, Hugo, Balzac… Nền văn học Nga lúc đó với những tên tuổi như Karamzin, Zhukovsky, Derzhavin, Griboedov, Gogol, Lermontov, Belinsky và đặc biệt là thần tượng Pushkin không chỉ là niềm dam mê của Dostoievsky, mà còn dấy lên những ước vọng lớn lao trong lòng nhà văn tương lai.


Dostoievsky


Tuy nhiên, bên cạnh những tác phẩm kinh điển của nền “văn học lớn” với tính tư tưởng sâu sắc, Fedor say mê đọc cả những tác phẩm vốn bị coi là “văn chương giải trí” đáp ứng thị hiếu của đông đảo công chúng như loại “tiểu thuyết đen gôtic” rùng rợn ma quái của Ann w. Radcliffe, “tiểu thuyết phiêu lưu hè phố” đăng tải nhiều kì của Eugene Sue.

Sau này, các tiểu thuyết của Dostoievsky cũng sẽ đòi hỏi ở độc giả một sự “xáo trộn thị hiếu” kì lạ tương tự như vậy: những vấn đề lớn lao của tư tường được xây dựng trên cơ sở những cốt truyện phiêu lưu, hình sự tràn ngập tính ngẫu nhiên, tình cờ, với những điều bí ẩn cần phải khám phá, những tính cách luôn đột biến để “không trùng khít với chính mình”.

Tháng 2 năm 1837, mẹ của Dostoievsky qua đời. Cùng năm ấy, dân tộc Nga cũng phải chịu cái tang lớn của Pushkin. Sau khi chôn cất mẹ, trở lại trường nội trú, Fedor mới biết tin về cái chết của Pushkin. Cậu tâm sự với anh Mikhail rằng nếu gia đình không có tang thì thế nào cậu cũng xin cha cho phép được để tang Pushkin.

Cũng trong năm này, bất chấp những mộng ước văn chương của Mikhail và Fedor, người cha gửi hai anh em đến Peterburg luyện thi vào trường Cao đảng Kỳ thuật công binh. Năm1838, Mikhail không vào được trường này vì không đủ sức khoẻ, còn Fedor miễn cưỡng vào đó học và vẫn không từ bỏ ước vọng trở thành nhà văn.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: văn học nga, tôi yêu em puskin