Pages

Được tạo bởi Blogger.

Mối quan hệ giữa tầng lớp quý tộc với dân nghèo

      Nước Nga bước vào thế kỉ XIX phần nào vẫn là một nước phong kiến dựa trên nền tảng của chế độ nông nô chuyên chế. Tầng lớp tư sản mới bắt đầu phát triển câu kết với chế độ phong kiến. Vai trò lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi ách nông nô chuyên chê thuộc về những người trí thức quý tộc tiến bộ.       Mối quan hệ giữa tầng lớp quý cả tộc thượng lưu và các tầng lớp dân nghèo (nông nô, công chức nhỏ) trở nên nhức nhối trong xã hội. Thắng lợi của nhân dân Nga trong cuộc Chiến tranh vệ quốc chống lại quân đội của Napoleon năm 1812 củng cố tinh thần đấu tranh vì tự do dân chủ đã trực tiếp dẫn đến cuộc khởi nghĩa tháng Chạp năm 1825. Thất bại của cuộc khởi nghĩa trở thành nỗi buồn chung của dân tộc và dấy lên niềm trăn trở của những khát vọng hành động không thành. Phong trào đấu tranh chống ách nông nô chuyên chế tạm thời lắng xuống rồi lại bùng lên dữ dội vào những năm 1850 khi nước Nga chịu thất bại trong cuộc chiên với Thô Nhĩ Kì và quân đồng minh Anh – Pháp (1853 – 1856).

Krưlov


Kề vai sát cánh cùng cuộc đấu tranh chung của dân tộc, văn học; Nga trong giai đoạn này cũng thể hiện những khát vọng đổi thay và trăn trở về mâu thuẫn giữa tầng lớp quý tộc và dân nghèo. Hình tượng “người thừa” (người trí thức quý tộc có trí tuệ kiêu hãnh và sắc sảo, khát khao hành động, nhưng không có khả năng hành động vì cộng đồng) và hình tượng “con người nhỏ bé” (người viên chức nhỏ ở bậc thang thấp nhất của xã hội, trăn trở nghèo đói và bị lăng nhục, vùi dập) nổi tiếng trong văn học Nga bắt nguồn từ những khát vọng và trăn trở ấy.
Giai đoạn văn học 1800 – 1859 là giai đoạn hình thành và bước đầu phát triển của chủ nghĩa hiện thực Nga trong văn học thế kì XIX (chú trọng mối quan hệ tính cách – hoàn cảnh lịch sử cụ thể và logic nội tại của hình tượng). Chủ nghĩa cổ điển và chủ nghĩa tình cảm đã đến giai đoạn thoái trào. Chủ nghĩa hiện thực khai sáng bớt đi tính giáo huân và trăn trở chuyên theo hướng chủ nghĩa hiện thực mới trong sáng tác của nhà thơ ngụ ngôn trào phúng I. Krưlov (1769 – 1844) với những bài thơ Sỏi và cừu non, Nông dân và dòng sông, Lá và rễ…, của nhà viết kịch t A. Griboedov (1795 – 1829) với vở kịch thơ Khổ vì trí tuệ (1829). Chủ nghĩa lãng mạn lên ngôi trong gần 30 năm đầu thế kỉ rồi cũng thoái trào dù để lại dấu ấn không nhỏ trong sáng tác của những nhà văn vĩ đại trong giai đoạn này. Hầu hết những nhà văn hiện thực Nga trong giai 3- đoạn 40 năm đầu thế kỉ XIX đều trải qua giai đoạn sáng tác lãng mạn, bởi vậy có thể coi chủ nghĩa hiện thực Nga thế kỉ XIX thoát thai từ chủ nghĩa lãng mạn.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: văn học nga, tôi yêu em puskin