Người đặt nền móng cho toàn bộ nền văn học Nga hiện đại trong tất cả các thể loại, người hoàn tất bước chuyển của văn học Nga từ chủ y nghĩa lãng mạn sang chủ nghĩa hiện thực, nhà văn Nga đầu tiên vươn lên chiếm lĩnh những đỉnh cao tuyệt đối của văn học nhân loại là A. Pushkin (1799 – 1837). Tiếp bước Pushkin trong thi ca, M. Lermontov (1814 – 1841) nổi tiếng với những vần thơ mang cảm hứng lãng mạn của thời đại sau khởi nghĩa Tháng Chạp, những vần thơ thể hiện những khát vọng lớn lao, nóng bỏng, sục sôi, song khó có thể thực hiện được, bởi vậy mà day dứt, trăn trở. Những bài thơ Cánh buồm (1832), Tổ quốc (1841), trường ca Con quỷ (1841) của Lermontov được coi là những tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa lãng mạn Nga đầu thế kỉ XIX. Trong lĩnh vực ‘ văn xuôi, Lermontov lại là tác giả của kiệt tác tiểu thuyết hiện thực tâm lí xã hội đầu tiên trong văn học Nga Nhân vật thời đại chúng ta ị(1840). Pechorin – nhân vật chính của tiểu thuyết này là một bước phát triển mới của hình tượng “người thừa” trong văn học Nga sau Epgheni Oneghin của Pushkin. Sáng tác của Lermontov và phong cách miêu tả tâm lí của ông có ảnh hưởng lớn lao đến những nhà văn thể hệ sau như Dostoevsky, L. Tolstoy, Chekhov…
Người có công lớn nhất trong việc dân chủ hóa văn xuôi Nga, đưa nó đến gần hơn với thực tại đời sống là nhà văn vĩ đại N. Gogol (1809 – 1852). Gogol bắt đầu sự nghiệp văn chương với tập truyện lãng mạn mang đậm phong vị dân gian Những buổi tối gần thôn Dikanky (1831 – 1832). Sau hai tập Arabesky và Mirgorod (1835), Gogol để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử văn học Nga với tập Truyện Peterburg (1835 – 1842) cùng vở hài kịch Quan thanh tra (1835) và tiểu thuyết “trường N. V. Gogol (1809-1852) ca” Những linh hồn chết (1842). Giọng văn hài hước, sâu cay, đồng thời ngậm ngùi, chua xót của Gogol thể hiện “tiếng cười qua những giọt nước mắt” đau đáu về thực tại và tương lai của nước Nga.
Truyện ngắn Chiếc áo khoác (1842) nằm trong tập Truyện Peterburg của Gogol. Truyện kể về người viên chức nhỏ Akaki Akakievich Bashmachkin làm công việc chép đi chép lại các giấy tờ ở “một vụ nọ” trong thành phố Peterburg. Akaki Akakievich nghèo cả về vật chất lẫn tinh thần. Mùa đông đến mà chiếc áo khoác của bác đã rách rưới đến mức không thể vá víu thêm được nữa. Muốn may một chiếc áo mới chí ít cũng phải có 80 rúp. Để dành dụm, hàng tháng trời Akaki Akakievich nhịn ăn bữa tối, trong nhà không thắp nến, giặt là ít hơn “để quần áo lâu rách”…
Truyện ngắn Chiếc áo khoác (1842) nằm trong tập Truyện Peterburg của Gogol. Truyện kể về người viên chức nhỏ Akaki Akakievich Bashmachkin làm công việc chép đi chép lại các giấy tờ ở “một vụ nọ” trong thành phố Peterburg. Akaki Akakievich nghèo cả về vật chất lẫn tinh thần. Mùa đông đến mà chiếc áo khoác của bác đã rách rưới đến mức không thể vá víu thêm được nữa. Muốn may một chiếc áo mới chí ít cũng phải có 80 rúp. Để dành dụm, hàng tháng trời Akaki Akakievich nhịn ăn bữa tối, trong nhà không thắp nến, giặt là ít hơn “để quần áo lâu rách”…
Từ khóa tìm kiếm nhiều: pushkin,
tôi
yêu em puskin