Pages

Được tạo bởi Blogger.

Nhà thơ Pushkin là một hiện tượng đặc biệt

        Nhà văn N. Gogol đánh giá “Pushkin là một hiện tượng đặc biệt, có thể nói, duy nhất của tinh thần Nga: đó là con người Nga trong quá trình phát triển”1. Nhà phê bình V. Belinsky thì khẳng định “thơ Pushkin là đại dương”, biết hòa vào trong mình sức nước của những dòng sông lớn. Vươn lên chiếm lĩnh những đỉnh cao văn hóa dân gian và bác học, dân tộc và nhân loại, Pushkin đã biết cách tổng hòa vào trong mình những gì tinh túy nhất của các phong cách văn chương, các thời đại và các nền văn hóa để trở thành nhà văn độc đáo nhất mà cùng phổ quát nhất trong số tất cả những nhà văn Nga, “người duy nhất nói tiếng nói mới” – tiếng nói “toàn nhân loại” – trong văn học Nga (F. Dostoievsky).

Nhà thơ Pushkin là một hiện tượng đặc biệt


          MẶT TRỜI CỦA THI CA NGA

         Pushkin được mặc nhiên thừa nhận là “Mặt Trời của thi ca Nga”. Trong hơn 20 năm sáng tác, ông để lại hơn tám trăm bài thơ có giá trị thuộc nhiều thể loại thơ khác nhau: tụng ca, bi ca, tráng ca, trào phúng, tình ca, thư bằng thơ…

         Đề tài thơ trữ tình của Pushkin rất phong phú, đa dạng. Nhà thơ thể hiện mình như “ca sĩ của tự do” khi lên tiếng tố cáo cuộc sống lầm than, bức bối của nhân dân Nga, lên án chế độ nông nô chuyên chế, nói lên khát vọng tự do, kêu gọi nhân dân đứng lên đấu tranh, “làm nên giông tổ”, đồng thời khẳng định sứ mệnh của mình như một “nhà thơ công dân”, như “người gieo giống tự do”, “nhà tiên tri”. Pushkin còn làm thơ ca ngợi vẻ đẹp nội tâm của con người, ông viết về mái ấm cội nguồn, về hơi ấm tình người, tình yêu, tình bạn, về ước mơ, khát vọng, niềm vui sống, về sức mạnh và ý chí của con người vượt lên trên mọi buồn đau tủi nhục của cuộc đời.

         Ngôn từ trong thơ trữ tình của Pushkin luôn chính xác, giản dị, trong sáng, hàm súc và cô đọng. Thơ của ông gợi nhiều hơn tả. Những sắc màu, hình ảnh, âm thanh trong thơ của ông thường mang nặng tâm trạng của nhân vật trữ tình, nhưng tâm trạng ấy luôn hướng tới sự cân bằng, hài hòa đến kì lạ. Thơ trữ tình của Pushkin tràn ngập cảm hứng của “cái ta” chung được thể hiện một cách sâu sắc, hài hòa qua “cái tôi” nghệ sĩ của nhân vật trữ tình. Thơ của Pushkin vừa cao cả vừa gần gũi với cuộc sống. Nhà phê bình V. Belinsky nhận định: “Trong thơ của Pushkin có bầu trời, nhưng bầu trời đó bao giờ cũng hòa với mặt đất”. Sự hài hòa đặc trưng cho thơ Pushkin không chi được thực hiện trên cơ sở khả năng tổng hòa vào trong mình những thành tổ tưởng khó có thể dung hòa, mà nó còn bắt nguồn từ ý thức về quy luật vận động tất yếu của cuộc sống trong dòng chảy thời gian và không gian.

Bài thơ tôi yêu em của nhà thơ Puskin

          Bài thơ Tôi yêu em được Pushkin sáng tác năm 1829 (lần đầu tiên được in trên Almanach (Những bông hoa phương bắc), năm 1830. Bài thơ có hai phương án xuất xứ:

        1) Phương án thứ nhất: theo lời của người cháu (gọi bằng bà) của Anna Olenina, cô con gái ông Chủ tịch Viện Hàn lâm Nghệ thuật Nga, người đã không chấp thuận lời cầu hôn của Pushkin vào tháng 1 1/1828, thì năm 1829 Pushkin có chép bài thơ này vào albom tặng Olenina, dưới bài thơ có ghi thêm “Plus-que- parfait” đại ý nói về tình yêu như chuyện đã qua, nhưng bút tích này hiện không còn lưu giữ được

           2) Phương án thứ hai: dựa trên sự gần gũi về ý thơ của bài Tôi yêu em và bài Một chút tên tôi đối với nàng cùng hai bức thư của Pushkin ngày 2/2/1830, nhà nghiên cứu B. p. Gorodetsky cho rằng bài thơ Tôi yêu em được viết tặng “người đàn bà mê hồn thật sự” gốc Balan là Karolina Adamovna Sobanscaya (1794-1885) (Pushkin làm quen với bà ờ Kiev từ năm 1821 khi bà ta đã bỏ người chồng đầu được 5 năm, sau đó nhà thơ gặp lại bà ở Peterburg vào cuối năm 1829, bài thơ Tôi yêu em, theo Gorodetsky, có lẽ đã được tặng cho Sobanskaya chính trong khoảng thời gian này, còn bài thơ Một chút tên tôi đổi với nàng được nhà thơ đã ghi vào album tặng bà ngày 5/1/1830) – Việc xác định xuất xứ của bài thơ có thể quyết định khuynh hướng tiếp cận với nó: theo phương án xuất xử thứ nhất, có thể hiểu bài thơ theo hướng nhân vật trữ tình yêu mà có lẽ không được đáp lại (vì lí do chủ quan hoặc khách quan); theo phương án thứ hai lại có thể nói về môtip “tình yêu hồi sinh trong lần gặp lại” rất phổ biến trong thơ tình yêu của Pushkin (Gửi (1825), Một chút tên tôi đối với nàng (1830)).

Bài thơ tôi yêu em của nhà thơ Puskin


            Bài thơ vốn không đề. Đối với những trường hợp như vậy, người ta ước định gọi tên bài bằng dòng thơ đầu tiên. Trong trường hợp này, bài thơ được gọi tên bằng điệp ngữ được lặp lại ba lần trong bài thơ bởi nó mở ra ngay ở dòng đầu tiên của bài. Dịch giả Thúy Toàn dịch điệp ngữ ấy là “Tôi yêu em” và lấy nó làm tiêu đề cho bài thơ. Song nếu dịch chính xác thì điệp ngữ ấy phải là “Tôi đã yêu cô” . Động từ “yêu” được chia ở thì quá khứ . Trong tiếng Nga có hai đại từ nhân xưng ngôi thứ hai số ít với hai sắc thái khác nhau: “Tôi” (biến thể gián tiếp) có sắc thái “âu yếm, thân mật, gần gũi” (dịch qua mối quan hệ tình yêu trong tiếng Việt thường là “anh – em”), còn “BU” (biến thể gián tiếp “Bac”) lại có hàm ý “trang trọng, xa cách” (sang tiếng Việt có thể chuyển thành “bà” hay “cô”, “ông” hay “ngài” tùy theo lứa tuổi và giới tính). Pushkin từng phân biệt hai đại từ nhân xưng ngôi thứ hai số ít này rất rõ trong bài thơ Ngài và anh, cô và em. Trong trường hợp này, nhả thơ chủ ý dùng đại từ này với hàm ý trang trọng, xa cách phải được dịch là “cô”. Nói như vậy không có nghĩa là ta phải thay đổi cách gọi tên bài thơ. Ta có thể vẫn cứ gọi bài thơ bằng cái tên quen thuộc, nhưng phải lưu ý đến cách dùng từ của tác giả khi tiếp cận với bài thơ. Chia động từ “yêu” ờ thì quá khứ dùng đại từ nhân xưng ngôi thứ hai số ít với hàm ý trang trọng, xa cách, nhân vật trữ tình bằng lí trí muốn dừng tình yêu lại: đẩy “tình yêu” vào quá khứ và biến “em” thân yêu thành “cô” xa cách.