Truyện cổ tích bằng thơ Người đánh cả và con cá nhỏ của Pushkin có nhiều bản dịch ra tiếng Việt khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn là bản dịch văn xuôi của Vũ Đình Liên và Lê Trí Viễn với tiêu đề Ông lão đánh cá và con cá vàng. Tiêu đề đó phần nào gợi hướng tiếp cận tác phẩm như một câu chuyện thuần túy dân gian. Điều này đã làm cho các tác giả Sách giáo khoa THCS và cả một số nhà nghiên cứu chủ yếu chỉ xem xét nó từ góc độ “sự đòi hỏi quá đáng của người vợ” và “bài học đích đáng cho những kẻ tham lam bội bạc”, mà không chú ý đến ý nghĩa thời sự xã hội và triết lí nhân sinh của Pushkin ở chiều sâu của tác phẩm.
Đối chiếu câu chuyện dân gian với truyện của Pushkin, bên cạnh những nét tương đồng cốt truyện không thể phủ nhận, có thể nhận thấy có một số điểm khác biệt đặc biệt quan trọng thể hiện dụng công sáng tạo thiên tài của Pushkin. Trên cơ sở câu chuyện cổ dân gian nhấn mạnh một“bà vợ tham lam”, nhà thơ đã sáng tác nên một tác phẩm vừa mang tinh thần thời sự nóng bỏng của thời đại mình, vừa đưa ra triết lí sâu sắc về khát vọng tự do của con người trong mối quan hệ với chính mình, với xã hội, tạo hóa, vũ trụ.
Khi nói về sáng tạo của Pushkin trong Người đánh cá và con cá nhỏ, giới nghiên cứu Nga đã ghi nhận những chi tiết mang tính cụ thể lịch sử đặc trưng cho nước Nga cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX I được nhà thơ đưa vào tác phẩm nhằm tăng cường tính thời sự xã hội cho câu chuyện.
Đối chiếu câu chuyện dân gian với truyện của Pushkin, bên cạnh những nét tương đồng cốt truyện không thể phủ nhận, có thể nhận thấy có một số điểm khác biệt đặc biệt quan trọng thể hiện dụng công sáng tạo thiên tài của Pushkin. Trên cơ sở câu chuyện cổ dân gian nhấn mạnh một“bà vợ tham lam”, nhà thơ đã sáng tác nên một tác phẩm vừa mang tinh thần thời sự nóng bỏng của thời đại mình, vừa đưa ra triết lí sâu sắc về khát vọng tự do của con người trong mối quan hệ với chính mình, với xã hội, tạo hóa, vũ trụ.
Khi nói về sáng tạo của Pushkin trong Người đánh cá và con cá nhỏ, giới nghiên cứu Nga đã ghi nhận những chi tiết mang tính cụ thể lịch sử đặc trưng cho nước Nga cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX I được nhà thơ đưa vào tác phẩm nhằm tăng cường tính thời sự xã hội cho câu chuyện.
Thời đại của Pushkin là thời đại chuyển mình nhức nhối của nước Nga nông nô chuyên chế bước vào thời đại mới sau Cách mạng Pháp 1789. Mâu thuẫn quý tộc – nông dân (thống trị – bị trị) và vấn đề tự do cho nhân dân, trên bình diện lịch sử, được đặt trong mối quan hệ với ý thức xã hội về con đường phát triển của dân tộc Nga: phát triển theo hướng gìn giữ “bản sắc Slave” hay “Âu hóa” theo tinh thần phương Tây? Khi sáng tác Người đánh cả và con cá nhỏ, tìm hiểu nguồn gốc câu chuyện dân gian, Pushkin đã nghĩ đến điều này bởi vậy mà ông ghi chú cho bản thảo tác phẩm của mình là “khúc ca Serbia thứ 18” và dự định đưa nó vào tập Những khúc ca tây Slave.
Khát vọng tự do trong mối quan hệ giữa quý tộc và nông dân được Pushkin triển khai trong Người đánh cả và con cá nhỏ đồng thời với việc nhấn mạnh “bản sắc slave” trong câu chuyện phần nào thể hiện thái độ của nhà thơ về những vấn đề thời sự bức thiết của thời đại, dân tộc.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: tác phẩm văn học nga, tôi
yêu em của puskin