Bên cạnh vấn đề ánh sáng trị thức và nhân cách người thầy truyện Người thầy đầu tiên còn đặt ra vấn đê tình cảm giới tính của người thầy với cô gái mới lớn, vấn đề kí ức và sự lãng quên.
Hình ảnh hai cây phong “như những ngọn hải đăng” trên đồi “trường học Duyshen” xuất hiện ở những dòng đầu tiên của tác phẩm. Qua lăng kính của người kể chuyện là một họa sĩ trẻ người làng Kurkureu, hai cây phong được nâng lên thành biểu tượng đa nghĩa – đó là dấu ấn kí ức, là chứng nhân của tình cảm yêu thương – tiếc nuối, là sự tiếp nối thế hệ, và quan trọng hơn hết: hai cây phong ấy mở ra tầm nhìn tri thức không cùng của con người. Cá nhân Duyshen có thể bị lãng quên, song sự trưởng thành của Antunai và kí ức của cô về người thầy đầu tiên vẫn như hai cây phong trên đồi cao “không ngớt rì rào những cung bậc khác nhau”, vọng vào tâm trí những thế hệ tiếp nối của làng Kurkureu.
Hình ảnh hai cây phong “như những ngọn hải đăng” trên đồi “trường học Duyshen” xuất hiện ở những dòng đầu tiên của tác phẩm. Qua lăng kính của người kể chuyện là một họa sĩ trẻ người làng Kurkureu, hai cây phong được nâng lên thành biểu tượng đa nghĩa – đó là dấu ấn kí ức, là chứng nhân của tình cảm yêu thương – tiếc nuối, là sự tiếp nối thế hệ, và quan trọng hơn hết: hai cây phong ấy mở ra tầm nhìn tri thức không cùng của con người. Cá nhân Duyshen có thể bị lãng quên, song sự trưởng thành của Antunai và kí ức của cô về người thầy đầu tiên vẫn như hai cây phong trên đồi cao “không ngớt rì rào những cung bậc khác nhau”, vọng vào tâm trí những thế hệ tiếp nối của làng Kurkureu.
Bắt đầu từ truyện vừa Vĩnh biệt Gunsarư (1966), rồi Con tàu trắng (1970), sếu sớm (1975), Con chó khoang chạy bên bờ biển (1977), trong sáng tác của Aitmatov xuất hiện yếu tố huyền thoại. Yếu tố huyền thoại gia tăng trong những tiểu thuyết lớn của Aitmatoy như Và một ngày dài hơn thế kỉ (1980), Đoạn đầu đài (1986)… Yếu tố kì ảo mang màu sắc huyền thoại trong sáng tác của Aitmatoy nâng các tác phẩm của ông lên tầm cao triết lí về con người và vũ trụ. Năm 1993, Aitmatov được trao tặng Giải thưởng văn học châu Âu. Năm 2007, ông được đề cử giải Nobel Văn học. Các tác phẩm giai đoạn cuối đời của Aitmatov như Tavro Cassandra (1993), Trò chuyện với Feizolia Namdar (1998), Khi núi đổ hay Cô dâu vĩnh cửu (2006) vẫn tiếp tục đau đáu nỗi lo âu về vấn đề con người Và môi trường sống, con người và thế giới tự nhiên, vấn đề tiếp nối thế hệ – những vấn đề bức thiết của nhân loại trong thế giới hiện đại…
Thơ ca trong văn học Xô-viết giai đoạn này cũng khởi sắc với các trào lưu rất đa dạng: trào lưu hiện thực (Tvardovsky, Marshak, Evtushenko), trào lưu lãng mạn (Aseev, Rozdestvensky, Gamzatov, Bergol), trào lưu ước lệ – liên tưởng (Martưnov, Voznesensky, Kuznetsov). Kịch Xô-viết trong giai đoạn này cũng có những tìm tòi đổi mới. Bên cạnh kịch truyền thống với những tác phẩm như Khúc thứ ba bi tráng của N. Pogodin, Người thứ tư của K. Simonoy, Người linh vô danh của A. Rubakov; trong khuynh hướng kịch tâm lí sinh hoạt nổi bật lên tên tuổi của A. Vampiloy với những vở kịch Cuộc chia tay tháng sáu, Người con trai cả, Săn vịt trời, Hai mươi phút với thiên thần…, khuynh hướng kịch trữ tình triết lí cũng được khẳng định bởi nhà văn E. Shvarts với những vở kịch Cái bóng, Trằn tinh, Điều kì diệu thường ngày…
Từ khóa tìm kiếm nhiều: van hoc nga, puskin