Sau Cách mạng tháng 10/1917, văn học Nga phân hóa thành hai bộ phận: văn học Xô-viết và văn học hải ngoại, samizdat.
Văn học Xô-viết sát cánh cùng những thăng trầm của lịch sử nước Nga sau Cách mạng, trải qua thời kì Nội chiến (1918 – 1921), thời kì đầu khôi phục kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH (1921 – 1940), thời kì Chiến tranh vệ quốc chống phát-xít Đức (1941 – 1945), cho đến thời kì đỉnh cao của công cuộc xây dựng CNXH (1950 – 1970), thời kì đổi mới (những năm 1980). Văn học Xô-viết chấm dứt sự tồn tại của mình khi Liên Xô tan vỡ (1991).
Văn học Xô-viết sát cánh cùng những thăng trầm của lịch sử nước Nga sau Cách mạng, trải qua thời kì Nội chiến (1918 – 1921), thời kì đầu khôi phục kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH (1921 – 1940), thời kì Chiến tranh vệ quốc chống phát-xít Đức (1941 – 1945), cho đến thời kì đỉnh cao của công cuộc xây dựng CNXH (1950 – 1970), thời kì đổi mới (những năm 1980). Văn học Xô-viết chấm dứt sự tồn tại của mình khi Liên Xô tan vỡ (1991).
Trong thời kì đầu sau Cách mạng, Nội chiến và những năm khôi phục kinh tế, văn học Xô-viết hân hoan đón chào cuộc sống mới, đấu tranh để gìn giữ nó, tích cực xây dựng và cải tạo cuộc sống. Đây là thời kì văn học Xô-viết tích cực khẳng định mỹ học của “những con người thép” và “những vòng hoa thép”. Nhà thơ V. Maiakovsky (1893 – 1930) vốn nổi tiếng trước Cách mạng như một nhà thơ vị lai, sau Cách mạng cho ra đời trường ca về chuyên ấy (1923), V. I. Lenin (1924), Tốt lắm (1930) khẳng định tinh thần của chính quyền Xô-viết và lẽ sống mới. Những tìm tòi đổi mới nghệ thuật “thơ bậc thang” với những từ ngữ mang sức nặng suy tưởng và công phá của Maiakovsky có ảnh hưởng lớn đến cả một thế hệ những nhà thơ Việt Nam như Nguyễn Đình Thi, Trần Dần… Những tiểu thuyết như Con đường đau khổ (1922 – 1941) của A. Tolstoy (1882 – 1945), Chapaev (1923) của D. Furmanov (1891 – 1926), Chiến bại (1927) của A. Fadeev (1901 – 1956), Suối thép (1924) của A. Seraílmovich (1863 – 1949), Thép đã tôi thế đẩy (1932 – 1934) của N. Ostrovsky (1904 – 1936), Bài ca SƯ phạm (1933 – 1936) của A. Makarenko (1888 – 1939) với tinh thần khẳng định ý chí sắt thép của con người mới trưởng thành trong Cách mạng đã có ảnh hưởng to lớn đến những thế hệ thanh niên Việt Nam trong và sau Cách mạng tháng 8/1945.
Thời đại Cách mạng còn là thời đại của ước mơ, vì vậy mà trong giai đoạn này văn xuôi trữ tình cũng có điều kiện phát triển và được khẳng định với tên tuổi của A. Grin (1880 – 1932) với những tác phẩm giàu chất thơ, không thoát li thế giới hiện thực nghiệt ngã, nhưng tràn ngập khát vọng về một thế giới huyền thoại của những con người mạnh mẽ hành động dựng xây hạnh phúc. Truyện vừa Cánh buồm đỏ thắm (1923) của A. Grin được Phan Hồng Giang dịch ra tiếng Việt đã góp phần tạo dựng ước mơ cho một thế hệ thanh niên Việt Nam.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: nhà
thơ puskin, tôi
yêu em của puskin