Từ năm 1833, Fedor Dostoievsky cùng anh trai Mikhail được cha cho theo học ở trường bán trú, rồi trường trung học nội trú tư nhân ờ Moskva. Hai anh em đều say mê với những giờ văn học. Mikhail mơ ước trở thành nhà thơ, còn Fedor – nhà văn. Cả hai đều mê đọc sách. Fedor mê mải với những trang sách của Homer, Dante, Cervantes, Shakespeare, Goethe, Schiller, Hoíímann, Hugo, Balzac… Nền văn học Nga lúc đó với những tên tuổi như Karamzin, Zhukovsky, Derzhavin, Griboedov, Gogol, Lermontov, Belinsky và đặc biệt là thần tượng Pushkin không chỉ là niềm dam mê của Dostoievsky, mà còn dấy lên những ước vọng lớn lao trong lòng nhà văn tương lai.
Tuy nhiên, bên cạnh những tác phẩm kinh điển của nền “văn học lớn” với tính tư tưởng sâu sắc, Fedor say mê đọc cả những tác phẩm vốn bị coi là “văn chương giải trí” đáp ứng thị hiếu của đông đảo công chúng như loại “tiểu thuyết đen gôtic” rùng rợn ma quái của Ann w. Radcliffe, “tiểu thuyết phiêu lưu hè phố” đăng tải nhiều kì của Eugene Sue. Sau này, các tiểu thuyết của Dostoievsky cũng sẽ đòi hỏi ở độc giả một sự “xáo trộn thị hiếu” kì lạ tương tự như vậy: những vấn đề lớn lao của tư tường được xây dựng trên cơ sở những cốt truyện phiêu lưu, hình sự tràn ngập tính ngẫu nhiên, tình cờ, với những điều bí ẩn cần phải khám phá, những tính cách luôn đột biến để “không trùng khít với chính mình”.
Tháng 2 năm 1837, mẹ của Dostoievsky qua đời. Cùng năm ấy, dân tộc Nga cũng phải chịu cái tang lớn của Pushkin. Sau khi chôn cất mẹ, trở lại trường nội trú, Fedor mới biết tin về cái chết của Pushkin. Cậu tâm sự với anh Mikhail ràng nếu gia đình không có tang thì thế nào cậu cũng xin cha cho phép được để tang Pushkin. Cũng trong năm này, bất chấp những mộng ước văn chương của Mikhail và Fedor, người cha gửi hai anh em đến Peterburg luyện thi vào trường Cao đảng Kỳ thuật công binh. Năm 1838, Mikhail không vào được trường này vì không đủ sức khoẻ, còn Fedor miễn cưỡng vào đó học và vẫn không từ bỏ ước vọng trở thành nhà văn.
Tháng 7 năm 1839, cha của nhà văn qua đời cùng với những lời đồn đại rằng ông ta đã đối xử tàn tệ với nông nô trong trang trại của mình, tằng tịu với một số cô gái nông dân còn rất trẻ ở thôn Cheremosnya, cuối cùng bị thân nhân của những cô gái này giết chết. Cho đến nay, một số nhà nghiên cứu đưa ra những chứng cứ khẳng định rằng những lời đồn đại ấy là không đúng sự thật (trên giấy tờ cha của nhà văn chết vì nhồi máu cơ tim), tuy nhiên, những lời đồn đại đã từng tồn tại và tác động nặng nề đến tâm hồn Dostoievsky.
Giả thuyết cho rằng cơn động kinh đầu tiên của Dostoievsky bắt đầu ngay sau khi được tin người cha qua đời không phải là không có cơ sở. Kết hợp những lời đồn đại về nhân cách của người cha Dostoievsky với sáng tác của nhà văn (đặc biệt qua hình tượng người cha Fedor Karamazov trong tiểu thuyết Anh em nhà Karamazov), trong bài báo nổi tiếng Dostoievsky và sự giết cha, nhà phân tâm học S.Freud đưa ra giả thuyết về “hội chứng giết cha” trong tâm tưởng của Dostoievsky. Giả thuyết thiên về bệnh lí học này mở đâu cho khuynh hướng tiếp cận Dostoievsky từ góc độ phân tâm học.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: văn học nga, pushkin