“Nỗi buồn sáng trong” còn thể hiện trong nhiều bài thơ Pushkin viết về tình yêu. Thơ tình yêu của Pushkin không thiếu những cảm giác đớn đau nhưng không bao giờ vị kỉ. Trong tình yêu, nhân vật trữ tình của Pushkin bao giờ cũng ý thức được sự đổi thay tình cảm theo thòi gian và luôn biết đặt hạnh phúc của người mình yêu lên cao hơn nỗi đau của chính mình (Hết rồi (1824); Tôi yêu em (1829); Một chút tên tôi đối với nàng (1830); Không, tôi không nên, không dám, không thể (1832), …).
Tình yêu đối với Pushkin không chỉ đơn thuần là tình cảm giới tính, nó còn là nguồn lực sống, nguồn lực sáng tạo. Bài thơ Gửi được Pushkin sáng tác vào năm 1825 không chỉ ghi nhận lại cảm xúc của nhà thơ về hai lần gặp gỡ người đẹp Anna Kem, mà còn là lời tụng ca sức mạnh của sắc đẹp và tình yêu có khả năng hồi sinh con người, tạo nguồn cảm hứng sáng tạo bất tận.
Ở Việt Nam, thơ trữ tình Pushkin được một số nhà thơ có uy tín như Xuân Diệu, Tế Hanh, Hoàng Trung Thông, Nguyễn Xuân Sanh bắt đầu dịch và giới thiệu trên báo chí từ sau hòa bình lập lại 1954. Tập Thơ trữ tình Pushkin được xuất bản lần đầu tiên ở Việt Nam vào năm 1966.
Ở Việt Nam, thơ trữ tình Pushkin được một số nhà thơ có uy tín như Xuân Diệu, Tế Hanh, Hoàng Trung Thông, Nguyễn Xuân Sanh bắt đầu dịch và giới thiệu trên báo chí từ sau hòa bình lập lại 1954. Tập Thơ trữ tình Pushkin được xuất bản lần đầu tiên ở Việt Nam vào năm 1966.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: văn học nga, pushkin