Pages

Được tạo bởi Blogger.

Cảm hứng văn học Nga những năm đầu thế kỉ 19

         Tuy nhiên, văn học Xô-viết trong giai đoạn này không chi mang cảm hứng anh hùng ca mà còn phản ánh cả những bi kịch con người trong Cách mạng và Nội chiến như trong tập Truyện sông Đông (1923 – 1926), tiểu thuyết Sông Đông êm đềm (1928 – 1940) của M. Sholokhov (1905 – 1984), tiểu thuyết Cuộc đời Klim Samghin (1927 – 1936) của M. Gorky, truyện vừa Người thứ 41 (1924) của B. Lavreniev (1891 – 1959).         Các nhà văn Xô-viết trong giai đoạn này cũng không lẩn tránh những tiêu cực của xà hội mới đang hình thành như những vở kịch Con rệp (1929), Nhà tẳm hơi (1930) của Maiakovsky; những tập truyện ngắn của M. Zoshenko (1894 – 1958); tiểu thuyết trào phúng Mười hai chiếc ghế (1928) và Con bê vàng (1931) của hai nhà văn viết chung với bút danh kép Inf – Petrov (1897 – 1937, 1902 – 1942).
        Tâm trạng bi kịch còn in đậm trong sáng tác của nhà thơ S. Esenin (1895 – 1925) với tập thơ Moskva quán rượu (1924) và trường ca Con người đen (1925). Nhà thơ hào hứng đón chào Cách mạng, nhưng lại cảm thấy lạc lõng trên đất nước Xô-viết, dù chấp nhận thực tế đất nước đổi thay. Những vần thơ của Esenin về sinh hoạt nông thôn, về tấm lòng của kẻ xa quê rất gần gũi với công chúng Việt Nam. Bài thơ Thư gửi mẹ (1924) của Esenin từng được đưa vào chương trình Trung học phổ thông của Việt Nam từ những năm 1990.


Chiến tranh vệ quốc


           Chiến tranh vệ quốc chống phát-xít Đức đã để lại dấu ấn không phai trong cả một dòng văn học Xô-viết viết về đề tài chiến tranh.
Ngay trong chiến tranh đề tài này đã đem lại những tác phẩm xuất sắc như: Parỉs sụp đổ (1941 – 1942) của I. Erenburg (1891 – 1967), Khoa học căm thù (1942), Họ chiến đấu vì Tổ quốc (1943) của Sholokhov; Vasilỉ Chiorkin (1941 – 1945) của A. Tvardovsky (1910 — 1971); Tính cách Nga (1944) của A. Tolstoy; Đội cận vệ thanh niên (1945) của A. Fadeev; Truyện một người chân chính (1945) của B. Polevoi (1908 – 1981); Đợi anh về (1941), Một cái tên bất tứ (1942), Những người Nga (1942), Ngày và đêm (1943 – 1944) của K. Simonov (1915 – 1979).
           Bài thơ Đợi anh về của K. Simonov được nhà thơ Tố Hữu dịch ra tiếng Việt đã trở nên rất gần gũi với độc giả Việt Nam. Chính nhà thơ Simonov cũng đã sang Việt Nam trong những năm chống Mỹ và sáng tác tập thợ Việt Nam, mùa đông năm bảy mươi (1971) trong đó có bài thơ Nổi đau này không của riêng ai đã được Thái Bá Tân trích dịch ra tiếng Việt.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: văn học nga, pushkin