Dostoievsky không chỉ là nhà văn vĩ đại của nước Nga thế kỉ XIX, mà còn là một trong “những người khổng lồ” của văn học thế giới. Sáng tác của Dostoievsky xác lập một loại hình tư duy nghệ thuật mới mang tính nhân văn sâu sắc tạo tiền đề cho nhiều khuynh hướng văn chương và tư tưởng đặc biệt phát triển trong thế kỉ XX.
Dấu ấn Dostoievsky không chỉ in đậm trong sáng tác của nhiều thế hệ nhà văn kế tiếp của nhân loại, mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến thế giới tư tưởng và ý thức của con người trong xã hội hiện đại.
Mặc dù tên tuổi của Dostoievsky đã được nhắc đến trên văn đàn Việt Nam từ những năm 1930 và những tác phẩm lớn của ông cho đến những năm 1980 đã được dịch tương đối đầy đủ, nhưng việc tiếp nhận Dostoievsky ở nước ta diễn ra có phần khó khăn và phức tạp bởi nhiều lí do chủ quan và khách quan. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập với văn hóa thế giới, dưới ảnh hưởng của những uy tín văn hóa lớn của phương Tây. Dostoievsky từng tuyên bố: “Tôi là đứa con của thế kỉ!”. Cuộc đòi và sáng tác của nhà văn phản chiếu những mâu thuẫn gay gắt và cà những khát vọng khó có thể đạt tới của thời đại.
Fedor Mikhailovich Dostoievsky sinh năm 1821 trong một nhà thương làm phúc tại Moskva vì cha ông là một bác sĩ quân y lúc đó đang phục vụ tại nhà thương này. Từ nhỏ, Dostoievsky đã phải chứng kiến những người dân nghèo lâm vào cảnh khốn cùng được đưa vào nhà thương này và sau đó phần lớn là ra nghĩa trang. Trong gia đình ông thường xuyên phải đau lòng vì những mâu thuẫn giữa người mẹ hiền lành, mộ đạo với người cha độc đoán gia trưởng, tính tình keo bẩn.
Người mẹ hiền lành mộ đạo chính là người dạy Dostoievsky đọc sách. Cuốn sách đầu tiên và cũng là cuốn sách ám ảnh Dostoievsky suốt đời là Kinh Thánh. Cậu bé Fedor không chỉ thuộc lòng những câu chuyện ngụ ngôn về thế giới huyền thoại đã định hình dưới sự sắp đặt của Chúa trong Kỉnh Cựu ước, mà còn trăn trở trên những trang Sách Joptrong Kỉnh Tân ước với những khổ đau cùng cực thử thách niềm tin tới hạn của con người.
Tuổi thơ của Dostoievsky không có nhiều biến động. Nhưng ấn tượng từ những sự kiện tưởng như nhỏ bé của tuổi thơ ấy lại đặc biệt có ý nghĩa đối với cả quãng đời sau này của nhà văn. Trong cuốn tiểu thuyết cuối cùng của Dostoievsky Anh em nhà Karamazovnhân vật Aliosha khẳng định: “Không có gì cao quý, lành mạnh và có ích cho cuộc sống phía trước hơn một ki niệm tốt lành nào đó trải nghiệm từ thời thơ ấu, từ mái nhà cha mẹ…
Nếu cóp nhặt được nhiều kỉ niệm như vậy thì cả cuộc đời sẽ được cứu rỗi, và thậm chí cả khi dù chỉ một kỉ niệm tốt lành còn lại trong trái tim ta, thì một ngày kia nó cũng có thể trở thành cứu cánh cho ta”. Những kỉ niệm từ thời thơ ấu của Dostoievsky nhiều phần đau xót, nhưng nhà văn trân trọng gìn giữ phần tốt lành nhất từ những kỉ niệm ấy như niềm cứu rỗi cho suốt cả cuộc đời.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: văn học nga, pushkin