Pages

Được tạo bởi Blogger.

Những đòi hỏi của bà lão trong truyện của Pushkin

      Đòi hỏi đầu tiên của bà lão trong tác phẩm của Pushkin là “cái máng mới” thay cho cái cũ “đã sứt vờ hết cả”. Đây là sáng tạo thâm thúy của Pushkin: hình ảnh “cái máng sứt vỡ” sẽ được láy lại ở cuối tác phẩm ứng với câu thành ngữ Nga: “ngồi lại với cái máng sứt vỡ” hay “về lại với cái máng sứt vỡ”, có nghĩa là “tay trắng lại hoàn trắng tay”. Chi tiết “nhà gianh” trong đòi hỏi thứ hai được Pushkin định danh rõ hơn là “nhà izba” đặc trưng cho người slave. Chi tiết đòi “lâu đài” bị lược bỏ, đồng thời chi tiết đòi làm “nữ vương” được Pushkin thay bàng đòi hỏi thứ ba của bà lão – đòi làm “đức bà quý tộc rường cột (quốc gia)”3 (nhất phẩm phu nhân) nghiễm nhiên đã có “lầu cao”, phục trang sang trọng từ “đầu” đến “chân” và có “kẻ hầu người hạ chuyên cần”. Đòi hỏi thứ tư của bà lão, ước muốn làm “nữ hoàng”, được định thêm là “nữ hoàng tự do” sống trong “cung điện nguy nga”. Truyện của Pushkin bỏ đi chi tiết bà lão đòi làm “giáo hoàng” là chi tiết mang đậm màu sắc tôn giáo Tây Âu. Còn đòi hỏi cuối cùng, ước muốn làm trị “Chúa trời” trong câu chuyện dân gian được thay bằng ước muốn làm “nữ chúa biển khơi” (Long vương) để cá vàng “thành kẻ đầu sai” sẵn ta/ sàng “phục vụ”.

 Pushkin


         Quãng cách thời gian giữa những đòi hỏi của bà lão cũng được dí Pushkin thay đổi. Những ước muốn đầu tiên của bà lão (“cái máng”, “nhà izba”, “nhất phẩm phu nhân”) được đưa ra liên tiếp đòi hỏi phải thực hiện “ngay lập tức”, nhưng từ ước muốn trở thành “nữ hoàng” trở đi thì thời gian giãn ra thành quãng cách “một, đôi tuần”. Qua giai đoạn “bột phát” với những ước muốn mới chỉ liên quan đến vật chât và quyền lực lớn những chưa phải là tối thượng, bà lão cần phải có thời gian để suy ngẫm trước những đòi hỏi lớn lao hơn.
         Những đòi hỏi của bà lão trong truyện của Pushkin tăng tiến từ ước muốn vật chất tầm thường đến nhu cầu quyền lực tối thượng thể hiện khuynh hướng vật chất hóa khát vọng phổ biến trong thời đại của Pushkin. Thái độ của bà lão với ông lão hầu như không được soi chiếu từ góc độ vợ chồng: bà vợ ngay từ đầu đã trịch thượng “chửi mắng” ông lão là “đồ ngu”, là “thằng nhà quê” (mujik), tạm thỏa mãn ý nguyện thì “bắt xuống quét dọn chuồng ngựa”, tức giận thì “nổi trận lôi đình tát vào mặt ông lão”, hoặc thờ ơ “chỉ liếc nhìn qua, rồi lệnh đuổi đi”, hoặc sai khiến và đe dọa xâm phạm tự do “nếu không đi ta sẽ cho người lôi đi”. Thực chất, mối quan hệ giữa ông lão và bà lão là mối quan hệ giữa kẻ thống trị và người bị trị.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: văn học nga, pushkin