Pages

Được tạo bởi Blogger.

Tác phẩm của Pushkin thể hiện nỗi đau thời đại

      Tác phẩm của Pushkin thể hiện nỗi đau thời đại của nhà thơ khi mối quan hệ thống trị – bị trị trở nên phổ biến, nó chi phối và tha hóa cả một trong những mối quan hệ thiêng liêng nhất của con người – quan hệ vợ chồng.        Đối với bà lão biểu hiện đầu tiên của tự do là có những gì mình muốn và quyền lực đối với người khác. Quyền lực đi đôi với bạo lực. Khi làm “nhất phẩm phu nhân” có những “kẻ hầu người hạ chuyên cần”, mụ “đánh họ, túm đầu, kéo tóc”. Khi làm nữ hoàng, mụ có xung quanh cả một “bầy lính gác giáo mác vác vai hung dữ” để thể hiện quyền lực. Chính ý thức về mối quan hệ thống trị – bị trị ấy trực tiếp dẫn đến đòi hỏi cuối cùng của bà lão là được thống trị cả biển cả và cá vàng – phép lạ: “Ta muốn làm nữ chúa của biến khơi/ Để được sống ngoài đại dương – biển cả. Để cá vàng phục vụ cho ta/ Và thành kẻ đầu sai sẵn bên ta mọi lúc”.


Pushkin


         Trong xã hội ngự trị của vật chất và quyền lực, vấn đề tự do được đặt ra bức thiết hơn bao giờ hết. vấn đề ấy ở nước Nga nông nô chuyên chế trong thời đại của Pushkin không tách biệt khỏi mối quan hệ “nông dân – quý tộc”. Khi tuyên bố muốn làm “nữ hoàng”, bị ông lão phản đối, bà lão “tát vào mặt chồng sỉ vả”: “Thằng nhà quê kia, dám cãi lại ta ư. Cãi lại ta, một quý bà quý tộc?”. Trục quan hệ “nông dân – quý tộc” thực chất được đồng nhất với quan hệ “nổ lệ – tự do”. Cách định danh “nữ hoàng tự do” qua lời bà vợ toát lên ý vị mỉa mai chua xót: bà lão tự khinh bỉ chính mình như “một mụ nhà quê mạt hạng”, vậy nên nhất nhất phải đòi làm “nhất phẩm phu nhân”, rồi “nữ hoàng”, “Long vương”. Đó là sự thể hiện của quan niệm lệch lạc về tự do xuất phát từ tâm lí của những “con người nhỏ bé”. Quan niệm ấy dẫn đến điều đau xót hơn nữa lả chính cả “nhân dân” cũng nương theo sức mạnh cường quyền: khi thấy ông lão bị “nữ hoàng” không thèm để ý, “chỉ liếc nhìn qua, rồi lệnh đuổi đi”, đám quan lại, quý tộc “túm cổ đẩy chúi đầu” ông ở cửa, thị vệ chạy lại “mác rìu chút nữa chém rơi đầu”, còn “dân chúng” không những không thương xót ông mà còn cất lời mỉa mai, “giễu cợt”, trách ông lão: “chớ thấy sang bắt quàng làm họ”