Pushkin tận dụng quan niệm của độc giả về tính cách của hai dân tộc Đức và Nga để triển khai hai nét tính cách mâu thuẫn trong nhân vật Gherman: chừng mực và đam mê, tham vọng. Hai nét tính cách mâu thuẫn này được triển khai trong nhân vật ở từng giai đoạn phát triến của sự kiện. Yếu tố kì ảo được Pushkin sử dụng trong tác phẩm đề nhấn mạnh bản chất hiện thực của nhân vật và hoàn toàn có thể lí giải được từ tính cách nhân vật.
Câu chuyện về bà bá tước với ba quân bài thực chất được tất cả những người nghe trong sòng bạc và chính bà bá tước coi là một “chuyện đùa”, “chuyện bịa”, “chuyện tiếu lâm”. Ba quân bài thực ra chẳng có gì thần bí: quân 3, 7 ứng với nếp sống chừng mực, với sự tính toán trăn trở chính bên trong Gherman; quân Xì (A) vốn là chủ bài ứng với “tham vọng Napoléon” của nhân vật. Những điều kiện mà hồn ma bà bá tước đưa ra thực chất có thể là lời tự nhủ của chính nhân vật. Bản thân sự xuất hiện của hồn ma, những “nụ cười giễu cợt” có thể lí giải bằng tâm trạng mê muội và tuyệt vọng của nhân vật sau cái chết của bà bá tước.
Tham vọng tiền bạc ở Gherman không hẳn đã là sai trái. Gherman dường như muốn đòi lẽ công bàng khi nói với bà bá tước: “Phu nhân giữ bí quyết này cho ai? Cho các con cháu của phu nhân à? Không có bí quyết ấy thì họ cũng đã giàu lắm rồi. Họ lại không biết giá trị của đồng tiền… Còn tôi, tôi là một người chí thú: tôi biết giá trị của đồng tiền”. Tuy nhiên, đúng như Tomsky nhận định: Gherman có “diện mạo của Napoléon và linh hồn của quỷ Mephistopheles”, “anh ta thì không từ một việc gì cà” và “trong lương tâm anh ta phải có đến ba án mạng là ít”. Khát vọng làm giàu gấp gáp bàng bất cứ giá nào đã thúc đẩy
Gherman nhúng tay vào tội ác. Anh đã bức tử bà già, một “thứ xác uớp biết đi” nhưng dù sao vẫn là một sinh thể; anh đã lăng nhục tình yêu của cô gái Lizaveta bất hạnh. Trở thành kẻ ác, nhân vật không thể đạt được mục đích của mình bởi không xứng đáng với nó.
Nhân vật Gherman khơi dòng cho loại hình tượng mới trong văn học Nga, hình tượng chàng trai trẻ tuổi trong canh bạc cuộc đời với khát vọng nhanh chóng đổi thay cuộc sống bằng bất cứ giá nào, với những lầm lạc mang tính bi kịch. Con đầm Pichcủa Pushkin gợi cảm hứng trực tiếp cho những tiểu thuyết như Con bạc, Tội ác và hình phạt, Chàng thiếu niên của Dostoievsky sau này. Có thể tìm thấy ảnh hưởng của kiểu nhân vật này tới sáng tác của một số nhà văn Việt Nam hiện đại. Truyện Huyên thoại phổ phường của Nguyễn Huy Thiệp mang bóng dáng của Con đầm Pich cả về phương diện nội dung lẫn thủ pháp nghệ thuật.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: puskin,
bài
thơ tôi yêu em