Nhìn từ sự tổng hòa các yếu tố văn hóa dân gian với văn hóa Thiên Chúa giáo trong tác phẩm, có thể thấy, bằng một hệ thống biểu tượng phức hợp, Pushkin đã kiến tạo nên tình huống xung đột gay gắt giữa hai lẽ sổng, hai giải pháp đổi thay thế giới, hay hai quan niệm của con người về tự do:
1) Giải pháp Thượng đế – “giải pháp tình thương” tự giác, vị tha hay quan niệm về tự do tinh thần nội tại của ông lão (ứng với “tấmgương cứu chuộc” cho cả thế giới của Đấng Cứu thế như người “người hơn hết trong mọi con người”);
2) Giải pháp Trần gian – giải pháp bạo lực, tự phát, vị kỉ hay quan niệm của bà lão về tự do như vị thế có được nhờ vật chất, quyền lực, như sự “nổi loạn” chống lại trật tự thế giới do Đấng Tối cao sắp đặt. Điều trớ trêu trong truyện của Pushkin là ở chỗ: trong thời đại phép lạ không còn là điểm tựa tinh thần cho con người, chỉ còn ý nghĩa thuần túy vật chất, quyền lực, giải pháp Trần gian chiếm ưu thế, nó lấn át, chi phối giải pháp Thượng đế.
Xung đột giữa hai lẽ sống dẫn đến một kết cục buồn thể hiện qua kết cấu vòng tròn của tác phẩm. Tác phẩm kết thúc bằng việc “biển nổi sóng ầm ầm”, cá vàng “quẫy đuôi lặn sâu xuống đáy biển”, còn trước mắt ông lão là hình ảnh “lại vẫn căn hầm đất”, “mụ vợ xưa” và “cái máng sứt vỡ”. Huyền thoại của Pushkin chỉ rasự bi đácủa thân phận con người.Con người trong tham vọng tự do tột cùng vịkỉ của mình – tham vọng bằng mọi giá “nổi loạn” vươn lên ngang tầm Thượng đế, cuối cùng lại trở về điểm xuất phát ban đầu, cũng chẳng khác gì kẻ vị tha chỉ biết làm việc thiện, mong được “yên thân” mà chẳng được yên thân.
“Con cá vàng” chỉ là sự mê hoặc thử thách ý chí con người trong hành trình tìm chân lí. Rốt cục, đó chỉ là một “con cá nhỏ” được thả bởi lòng thương, hoặc vuột khỏi tay bởi lòng tham. Cuộc sống con người thế nào vẫn chỉ là sự tồn tại bên “căn hầm cũ”, “mụ vợ xưa” với một “cái máng sứt vỡ”! Triết lí ấy mang đậm tinh thần của huyền thoại sisyphe/ tinh thần sẽ được các nhà hiện sinh chù nghĩa thế ki XX triển khai như tư tưởng cơ bản về cuộc sống con người.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: pushkin,
tôi
yêu em puskin