Sau chiến tranh, đặc biệt là vào những thập kỉ 70 – 80, có nhiều trào lưu văn xuôi Xô-viết nở rộ: văn xuôi tư liệu (Chuyện thường ngày ở huyện của V. Ovetskin, những truyện ngắn của D. Granin…), văn xuôi trữ tình Những ngôi sao ban ngày của o. Bergol, truyện ngắn của K. Pautovsky, Iu. Kazakov…). Nổi bật lên trong số các tác gia văn xuôi là V. Shukshin (1929 – 1974) với những truyện ngắn về đề tài nông thôn; L. Leonov (1899 – 1994) và V. Rasputin với những tiểu thuyết tâm lí xã hội…
Văn học Xô-viết còn là một nền văn học đa dân tộc. Nhiều nhà văn thuộc các nước cộng hòa trong Liên bang Xô-viết nổi tiếng với những tác phẩm sáng tác bằng tiếng Nga như Rasun Gamzatov, Noda Dumbatze, Chinghiz Aitmatov…Chinghiz Aitmatov (1928 – 2008) là nhà văn người Kuguzstan thuộc Liên bang Xô-viết.
Atmatov bắt đầu nổi tiếng với tập Truyện núi đồi và tháo nguyên (1963). Những truyện ngắn trong tập này như Jamilia (1958), Cây phong non trùm khăn đỏ (1961), Người thầy đầu tiên (1962), Cánh đồng mẹ (1963) là những tác phẩm đậm chất trữ tình, khẳng định khuynh hướng tiếp cận nhân văn chủ nghĩa đối với những vấn đề thời sự nhạy cảm đương thời.
Văn học Xô-viết còn là một nền văn học đa dân tộc. Nhiều nhà văn thuộc các nước cộng hòa trong Liên bang Xô-viết nổi tiếng với những tác phẩm sáng tác bằng tiếng Nga như Rasun Gamzatov, Noda Dumbatze, Chinghiz Aitmatov…Chinghiz Aitmatov (1928 – 2008) là nhà văn người Kuguzstan thuộc Liên bang Xô-viết.
Atmatov bắt đầu nổi tiếng với tập Truyện núi đồi và tháo nguyên (1963). Những truyện ngắn trong tập này như Jamilia (1958), Cây phong non trùm khăn đỏ (1961), Người thầy đầu tiên (1962), Cánh đồng mẹ (1963) là những tác phẩm đậm chất trữ tình, khẳng định khuynh hướng tiếp cận nhân văn chủ nghĩa đối với những vấn đề thời sự nhạy cảm đương thời.
Truyện ngắn Người thầy đầu tiên là câu chuyện cảm động về người thầy giáo đầu tiên của một làng miền núi Kưrgưzstan – làng Kurkureu: thầy Duyshen. Đầu năm 1924, người chiến sĩ Hồng quân Duyshen phục viên được cử về làng Kurkureu mở trường dạy học. Với tất cả vốn kiến thức ít ỏi của mình, với bàn tay trắng và niềm tin vào sức mạnh của tri thức, với ý chí và nghị lực bền bỉ, bất chấp thái độ thờ ơ, không đồng tình của phần lớn dân làng, từ chuồng ngựa cũ, Duyshen đã tự mình dựng nên một ngôi trường – “trường học Duyshen” – và vận động các em nhỏ di học. Duyshen đấu tranh với sự thờ ơ, với những tập quán bảo thủ, lạc hậu của xóm làng, can thiệp để nhiều em nhỏ được đi học, trong số đó có cô bé Antunai mồ côi, 14 tuổi, sống với một bà thím ác nghiệt. Tình cảm chân thành, đôn hậu và lòng nhiệt tình của Duyshen đã mở ra một thế giới mới trước các em học sinh, đặc biệt là đối với cô bé Antưnai. Để bắt Antưnai về làm vợ lẽ cho một nhà giàu trong vùng, người thím cùng đồng bọn xông vào trường học đánh trọng thương Duyshen. Người thầy giáo kiên cường ấy đã dũng cảm bảo vệ cho cô, cứu cô thoát lên tinh học tiếp. Nhiều năm sau, Antưnai trở thành viện sĩ nổi tiếng. Khi được mời trở về làng dự lễ khánh thành ngôi trường mới, Antưnai đau xót nhận ra thầy Duyshen xưa kia giờ chi là một người bưu tá tất tả ngược xuôi đưa những bức điện trong buổi lễ: người làng không một ai nhớ rằng thầy chính là người lập nên trường học đầu tiên trong vùng. Antưnai lặng lẽ quay về Moskva và quyết định viết một bửc thư kể cho mọi người biết về những tháng năm gian khó, những vất vả, hi sinh của người thầy giáo đầu tiên cao quỷ ấy.