Năm 1820, trong trường ca đầu tay Rusian và Lutmila, Pushkin đã sử dụng cốt truyện mang màu sắc truyền thuyết với những yếu tố kì ảo theo kiểu nhà thơ lãng mạn nổi tiếng Zhukovsky, vốn là một trong những người đỡ đầu cho ông trong văn chương. Tuy nhiên, giọng thơ hài hước, những hình tượng táo bạo và sinh động, khả năng kết nối tinh thần của cái “ngày xưa” trong câu chuyện hư cấu với những vấn đề bức thiết của thực tại thời đại mới, với những ý thơ và phương thức kết cấu mới của Pushkin trong trường ca này đã làm chính Zhukovsky phải kinh ngạc vui mừng và gửi cho nhà thơ trẻ một bức chân dung với lời đề tặng: “Thầy chiến bại tặng trò chiến thắng”.
Vì sáng tác những bài thơ kêu gọi nhân dân đứng lên đấu tranh cho tự do, chống lại chính quyền nông nô chuyên chế {Tự do (1818); Làng (1819), …), Pushkin bị Nga hoàng đày xuống phương Nam (1820 – 1824). Những trường ca Pushkin viết trong giai đoạn này như Người tù Kavkax (1821), Những người Zigan (1824) thực chất là lời tranh luận với tinh thần “tìm tự do nơi thế giới hoang vu” của “chủ nghĩa Byron” được viết chính bằng phong cách lãng mạn của Byron. Cũng chính trong giai đoạn này, nhiều tác phẩm của Pushkin mang đậm âm hưởng văn hoá vùng núi Kavkaz và phương Đông (Lệ đài Bakhchisarai (1823); Bắt chước kinh Koran (1824)).
Vì sáng tác những bài thơ kêu gọi nhân dân đứng lên đấu tranh cho tự do, chống lại chính quyền nông nô chuyên chế {Tự do (1818); Làng (1819), …), Pushkin bị Nga hoàng đày xuống phương Nam (1820 – 1824). Những trường ca Pushkin viết trong giai đoạn này như Người tù Kavkax (1821), Những người Zigan (1824) thực chất là lời tranh luận với tinh thần “tìm tự do nơi thế giới hoang vu” của “chủ nghĩa Byron” được viết chính bằng phong cách lãng mạn của Byron. Cũng chính trong giai đoạn này, nhiều tác phẩm của Pushkin mang đậm âm hưởng văn hoá vùng núi Kavkaz và phương Đông (Lệ đài Bakhchisarai (1823); Bắt chước kinh Koran (1824)).
Trong những năm thảng bị đày lên phương Bắc (1824 – 1826) ở tại trang trại hẻo lánh Mikhailovskoie, Pushkin từ biệt chủ nghĩa lãng mạn (bài thơ Gửi biển, 1824) để tìm đến với chủ nghĩa hiện thực. Lúc này, ông đặc biệt quan tâm đến phong cách thi ca dân gian Nga trong mối quan hệ với vai trò của cá nhân và nhân dân trong lịch sử {Chú rể (1825); Những bài ca về Stenka Razin (1826)). Chính vì quan tâm đến vấn đề này mà Pushkin nghiên cứu lại Lịch sử quốc gia Nga của nhà văn Karamzin và ý thức lại kinh nghiệm xây dựng những vở kịch lịch sử của Shakespeare để cho ra đời vở bi kịch lịch sử Boris Godunov (1825). Trong vở kịch gồm 11 cảnh được xây dựng hết sức tự do về thời gian, địa điểm, hành động, tính cách theo kiểu Shakespeare này, Pushkin còn đi xa hơn cả nhà soạn kịch vĩ đại khi đặt ra vấn đề bi kịch ý thức nhân dân.
Từ sau khi được mãn hạn đi đày (1826) cho tới khi ngã xuống trong một cuộc đấu súng (1837), trong sáng tác của mình Pushkin không ngừng phản ánh một cách sâu sắc thực tại nước Nga đương đại, đồng thời ông cũng thường xuyên ý thức lại những phong cách và những tình huống thơ, truyện sẵn có trong kho tàng văn hóa Nga và nhân loại để khái quát nên những triết lí sâu xa về những vấn đề căn bản trong đời sống con người, sáng tạo nên những tác phẩm độc đáo vừa rất Nga, vừa “ngang tầm” nhân loại như: Evgheni Oneghin (1823 – 1831), Truyện Belkin (1830), Những bi kịch nhỏ (1830), Dubrovsky (1832), Con đầm Pich (1833), Kị sĩ đồng (1833), Cảnh từ thời hiệp sĩ (1835), Người con gái viên đại úy (1836)…
Đọc thêm tại:
- http://vanhocnga.blogspot.com/2015/04/bai-tho-toi-yeu-em-cua-nha-tho-puskin.html
- http://vanhocnga.blogspot.com/
- http://vanhocnga.blogspot.com/2015/07/pushkin-chiem-linh-inh-cao-van-hoa.html