Trong mỗi bài thơ trữ tình của Pushkin thường có thể thấy hai khuynh hướng vận động tâm trạng trái ngược như những thái cực được triển khai đồng thời để sau đó được hoá giải một cách bất ngờ như một nghịch lí. Trong bài thơ này, ngay từ đầu bài thơ có thể thấy đó là mâu thuẫn giữa cố gắng dập tắt tình yêu của nhân vật trữ tình và sự trôi dậy tạ của tình yêu đó, mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm.
Bài thơ có thể được dịch sát nghĩa như sau:
Bài thơ có thể được dịch sát nghĩa như sau:
Tôi đã yêu cô: tình yêu còn, có thể là,
Trong tâm hồn tôi lụi tắt chưa hoàn toàn;
Nhưng hãy để nó không làm cô lo lắng nữa;
Tôi không muốn làm cô buồn vì bất cứ lẽ gì.
Tôi đã yêu cô không lời, không hi vọng,
Khi thì bị sự rụt rè, khi thì bị thói ghen tuông giày vò
Tôi đã yêu cô chân thành như thế, đằm thắm như thế,
Cầu trời ban cho cô được yêu bởi một người khác
Trong tâm hồn tôi lụi tắt chưa hoàn toàn;
Nhưng hãy để nó không làm cô lo lắng nữa;
Tôi không muốn làm cô buồn vì bất cứ lẽ gì.
Tôi đã yêu cô không lời, không hi vọng,
Khi thì bị sự rụt rè, khi thì bị thói ghen tuông giày vò
Tôi đã yêu cô chân thành như thế, đằm thắm như thế,
Cầu trời ban cho cô được yêu bởi một người khác
Có thể thấy bài thơ chia làm hai phần rõ rệt ứng với hai khổ thơ bốn câu, mỗi phần lại chia nhỏ hai câu thành một cặp. Thoạt tiên có cảm giác là hai khổ thơ có kết cấu như nhau: hai câu đầu kể về lịch sử tình yêu trong mối quan hệ giữa quá khứ và hiện tại, hai câu sau là lời tuyên bố chấm dứt tình yêu vì hạnh phúc của người mình yêu hướng tới tương lai. Tuy nhiên, xem xét kỹ có thể thấy sự tăng tiến mâu thuẫn từ khổ 1sang khổ II dường như kết nối hai khổ lại thành một cấu trúc thống nhất cả tám câu thơ vận động theo mạch tâm trạng của nhân vật trữ tình. Mạch tâm trạng ấy phát triển theo ba giai đoạn ứng với ba lần lặp lại của điệp ngừ: “Tôi đã yêu cô”.
Mở đầu bài thơ là một lời khẳng định tình yêu, nhưng có thể thấy trong lời khẳng định ấy sự cố gắng của lí trí muốn đẩy “tình yêu” vào quá khứ (“đã yêu”), gián cách mình với người mình yêu (“cô”). Theo n mạch logic, nhân vật trữ tình muổn khăng định “tình yêu… đà lụi tắt” nhưng ngay sau khi nhắc lại từ “tình yêu” thì cố gắng của lí trí vấp phải vô vàn trở ngại tình cảm. Bất chấp cả nguyên tắc ngữ nghĩa và cú pháp, giọng thơ trở nên ngập ngừng, trăn trở: “tình yêu còn, có thề là, trong tâm hồn tôi…”, rồi ngay khi từ “lụi tắt” đã được nói ra thì lập tức tác giả chua thêm “chưa hoàn toàn”. Từ “Nhưng” cùng với những từ mạnh thể hiện quyết tâm như “hãy để… không…”, “không muốn… bất cử lẽ gì” thể hiện sự gồng lên của lí trí để thoát ra, đoạn tuyệt với tình trạng lưỡng phân ở hai câu đầu. Vậy mà trạng thái lưỡng phân phần nào vần được thể hiện qua sự phân tách “nó” (tức là “tình yêu” dường như tồn tại một cách khách quan ở bên ngoài) ra khỏi chủ thể “tôi” – quyết tâm dường như phải đi từ ngoài vào trong: từ “nó không” đến “tôi không”.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: văn học nga, tôi
yêu em puskin