Sáng tác của các nhà thơ thế hệ sau cũng hết sức đa dạng: nhà thơ A. Blok (1880 -1921) với tập Thơ về người đàn bà tuvệt vời (1898 – 1904) làm rạng danh cho thi ca của chủ nghĩa tượng trưng (symbolisme); nhà thơ N. Gumiliev (1886 – 1921) với những tập thơ Viên ngọc (1910), Bầu trời xa lạ (1912) lại sáng tác theo chủ nghĩa đỉnh cao (akmeisme); nhà thơ B. Khlebnikov (1885 – 1922) với những trường ca Con sếu (1910), Thầy phù thủy và vệ nữ {1912) trở thành một trong những người đi đầu trong khuynh hướng chủ nghĩa vị lai (Futurisme).
Văn học Nga thế kỉ XIX được M. Gorky gọi là “một hiện tượng kì diệu” bởi tốc độ phát triển vô cùng nhanh chóng của nó; bởi khả năng tạo ra cả một “quầng sao thiên tài” với những tên tuổi hàng đầu trong văn học thế giới; bởi tính tư tưởng sâu sắc của nó; bởi tinh thần tổng hòa chủ nghĩa nhân văn với ý thức xã hội dân chủ như đặc điểm nổi bật của nền văn học này đã làm cho nó trở nên gần gũi và bức thiết đổi với cuộc sống chung của cộng đồng dân tộc, nhân loại.
Những thành tựu trong “thời đại hoàng kim” của văn học Nga thế ki XIX và cả trong “thế kỉ bạc” cuối XIX – đầu XX có ảnh hưởng lớn lao đến toàn bộ nền văn học thế giới trong những thế kỉ tiếp nối.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: tác phẩm văn học nga, tôi
yêu em của puskin