Pushkin yêu thích sự cân đối và hài hòa, nhưng không phải là sự cân đối và hài hòa tĩnh tại. Đó là sự hài hòa đạt được nhờ khả năng hóa giải, hỏa nhập và chuyển hóa các thành tố khác biệt vào nhau trong xu thế vận động chung như trong cuộc đời sống động.
Bên cạnh những bài thơ tràn ngập tinh thần lạc quan, kêu gọi nhân dân đứng lên đấu tranh vì tự do với niềm tin vào tương lai tươi sáng (Tự do, 1817; Gửi Chadaev, 1818; Làng, 1819…), hay tiếng reo vui đắm say cuộc sống (Tửu thần ca, 1825; Buổi sáng mùa đông, 1829…), Pushkin có không ít những bài thơ nói về nỗi buồn. Tuy nhiên, thơ Pushkin có thê buôn mà không bi lụy: “vừa buôn vừa thanh thản. Nôi buôn của tôi sáng trong” (Trên đồi Gruzia, 1829). Có được “nỗi buồn sáng trong” ấy là nhờ nhà thơ ý thức được quy luật vận động của cuộc sống, điểm tựa cội nguồn, hơi ấm tình người, khát vọng sáng tạo không tắt ở trong lòng mình.
Bên cạnh những bài thơ tràn ngập tinh thần lạc quan, kêu gọi nhân dân đứng lên đấu tranh vì tự do với niềm tin vào tương lai tươi sáng (Tự do, 1817; Gửi Chadaev, 1818; Làng, 1819…), hay tiếng reo vui đắm say cuộc sống (Tửu thần ca, 1825; Buổi sáng mùa đông, 1829…), Pushkin có không ít những bài thơ nói về nỗi buồn. Tuy nhiên, thơ Pushkin có thê buôn mà không bi lụy: “vừa buôn vừa thanh thản. Nôi buôn của tôi sáng trong” (Trên đồi Gruzia, 1829). Có được “nỗi buồn sáng trong” ấy là nhờ nhà thơ ý thức được quy luật vận động của cuộc sống, điểm tựa cội nguồn, hơi ấm tình người, khát vọng sáng tạo không tắt ở trong lòng mình.
Bài thơ Con đường mùa đông được Pushkin sáng tác vào mùa đông đầu năm 1826. Nỗi buồn riêng của nhà thơ đang bị đi đày ở Mikhailovskoie hòa với nỗi buồn chung của dân tộc sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Tháng Chạp năm 1825 làm tăng thêm ấn tượng giá lạnh “mùa đông” trong bài thơ. Tuy nhiên, hình ảnh “con đường” như biểu tượng của vận động có hướng lại chỉ ra khả năng vượt lên trên nỗi buồn. Đặc điểm nổi bật của bài thơ là mỗi một hình ảnh hay âm thanh xuất hiện trong bài dường như đồng thời vừa nhấn mạnh nỗi buồn, vừa nhấn mạnh hướng vận động, hay điểm tựa giúp nhân vật trữ tình đấu tranh với nỗi buồn. Trên “con đường mùa đông buồn tè” nỗi sầu dội từ trên cao xuống và tỏa rộng ra không gian, mặc dù tiếng lục lạc “đơn điệu”, hình ảnh những cột cây số “đơn độc” chạy ngược chiều lại càng nhấn mạnh nỗi buồn, nhưng chúng đồng thời nhấn mạnh vận động không ngừng về phía trước của “cỗ xe tam mã”, ứng với vận động của cỗ xe là vận động tâm trạng của nhân vật trữ tình cố gắng chiến tháng nỗi “tẻ ngắt, buồn đau” bằng ý thức về điểm tựa cội nguồn (“lời ca của người xà ích”), điểm tựa tình yêu (“Nina”), bằng ý thức về không gian hạnh phúc ở cuối con đường với “mái ấm”, “lò sưởi”, ý thức về “ngày mai” với “vòng quay” của thời gian được điểm bằng “tiếng kim đồng hồ” xua đi “lũ người tẻ ngắt” để chi còn đọng lại tình yêu. Bài thơ dường như có một kết cấu đối xứng với một kết cục buồn: mờ đầu băng hình ảnh mặt trăng “xuyên qua” những lớp sương mù, kết thúc bằng hình ảnh “khuôn trăng mờ sương”. Nhân vật trữ tình của Pushkin không thoát li vào mộng tưởng, mà củng cố dũng khí nhìn thẳng vào thực tại nghiệt ngã. Ý thức về quy luật vận động của cuộc sống với những điểm tựa của nó đã làm cho nỗi buồn trong thực tại không còn đáng sợ, nó đà có thể trở thành “sáng trong”.
Đọc thêm tại:
- http://vanhocnga.blogspot.com/2015/04/nha-tho-pushkin-la-mot-hien-tuong-ac.html
- http://vanhocnga.blogspot.com/
- http://vanhocnga.blogspot.com/2015/07/pushkin-va-truong-ca-au-tay-rusian-va.html