Pages

Được tạo bởi Blogger.

Điều kì lạ là trong thời gian ở Sibir của Dostoievsky

       Ở Sibir, tại pháo đài Omsk, bốn năm đầu Dostoievsky phải lao động khổ sai cùng với những người tù thường phạm. Năm 1854, Dostoievsky mãn hạn khổ sai, chuyển sang làm lính, sau đó được phục chức hạ sĩ quan phục vụ trong quân đội ngay tại Sibir. Năm 1857, Dostoievsky cưới Maria Isaeva, một người phụ nữ đau ốm, có con nhỏ, từng có chồng chết vì nghiện rượu và ho lao. Cuộc sống của Dostoievsky với người vợ đau yếu,.hay ghen này đã không hạnh phúc. Một năm sau ngày cưới, trong một bức thư viết về cuộc sống gia đình Dostoievsky than: “Đời tôi thật nặng nề và cay đắng!”.

         Có một điều kì lạ là trong thời gian ở Sibir, càng gần gũi với những kẻ “tội lỗi”, những người tù khổ sai, những người nông dân bị lưu manh hoá, Dostoievsky lại càng củng cố hơn niềm tin vào con người. Ông nhận thấy niềm tin Chính giáo không tắt ngay cả trong lòng những người đại diện “tội lỗi” này của nhân dân. ông cho rằng đó chính là tinh thần cội nguồn đã ăn sâu vào máu thịt của nhân dân. Ông đánh đồng niềm tin Chính giáo với ý niệm về đạo đức giúp cho con người trong những hoàn cảnh khùng khiếp nhất vẫn giữ được mình là một con người.

Dostoievsky


        Trong những năm tháng ở nơi được gọi là “ngôi nhà chết” ấy đã diễn ra bước ngoặt tư tưởng lớn của Dostoievsky. Ồng tìm đến với giải pháp tình thương – phủ nhận bạo lực dưới bất kì hình thức nào – như là giải pháp duy nhất hợp với tinh thần cội nguồn, tinh thần Chính giáokhông tắt trong lòng nhân dân. Ong đoạn tuyệt với tư tưởng cách mạngdân chủ và kêu gọi người trí thức Nga trờ về với triết lí tình thươngChính giáo mà ông cho là bản chất cội nguồn của nhân dân Nga. Tuyên      truyền cho tư tưởng mới này, Dostoievsky gọi nó là thuyết “mảnh đất”,hay thuyết “gốc nền” (noHBeHHHHecTBo).  

        Năm 1859, Dostoievsky xin giải ngũ và được Sa hoàng cho phép quay trở về Peterburg tiếp tục sáng tác. Sau những năm tháng khủng khiếp của cuộc đời mình, Dostoievsky trở lại với văn đàn bằng hai truyện vừa thử nghiệm phong cách hài hước Giấc mơ của ông bác và Làng Stepanchỉkovo. Cả hai tác phẩm đều không gây được tiếng vang và làm tác giả của nó thất vọng. Tuy nhiên, cho đến mãi sau này, Dostoievsky không ngừng tìm cách đưa yếu tố hài vào những tác phẩm lớn đậm màu sắc bi kịch của mình.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: van hoc nga, puskin