Lí do của sự gồng lên của lí trí để dập tắt tình yêu là “không làm cô băn khoăn”, “không làm cô buồn”. Nói một cách khác, lí trí nhân danh hạnh phúc, hay chí ít cũng là sự bình yên của người mình yêu mà muốn dừng tình yêu lại. Thực chất đó không phải là sự phủ nhận tình yêu mà chính là sự thể hiện tình yêu dưới hình thức phủ định. Bản thân hình thức phủ định được dùng ở đây cũng cho thấy để thể hiện quyết tâm, lí trí đã phải trấn áp tình cảm một cách khó khăn đến thế nào. Điều đó cũng có nghĩa là tình cảm không mất đi mà chỉ bị nén xuống.
Theo đúng quy luật, tình cảm càng bị dồn nén thì nó lại càng bung ra mãnh liệt hơn. Lời khẳng định tình yêu trong quá khứ “Tôi đà yêu cô” được láy lại ở đầu câu 5 dường như trút bỏ phần nào sự kiềm toà của lí trí để khẳng định tình cảm, nhưng vẫn là khẳng định qua sự phủ định: “Tôi đã yêu cô không lời, không hi vọng…” . Dưới dạng hồi ức, hai câu 5 – 6 là sự trào lên của tình cảm day dứt như một lời kể lể vô vọng với yếu tố láy “không… không…”, “khi thì… khi thì…” (trong nguyên bản điệp từ “khi thì… khi thì…” – “TO… TO…” còn láy với cà từ “giày vò” – “TOMHM” nữa). Hai câu thơ nhấn mạnh các sắc thái biểu hiện của một tình yêu dường như ngay từ đầu đã không có triển vọng. Các sắc thái ấy được kết hợp để nhấn mạnh cảm giác bức bối trên bề mặt của tình yêu: “không lời” ứng với “rụt rè” không thể hiện ra dược, “không hi vọng” ứng với “ghen tuông” (Thuý Toàn dịch rất dạt là: “hậm hực lòng ghen”). Những biểu hiện hướng ngoại mà không thoát ra ngoài được đẩy bức bối ấy kết hợp với cách điệp, láy như dàn mạnh từng vế của các cặp sắc thái xuống dường như có hàm ý trách giận, dù phúc chứ không hủy diệt tương lai! Theo cách nói của nhà nghiên cứu R. Iakovson, đó chính là lúc “-ngữ pháp của thi ca” thể hiện “thi ca của ngữ pháp”. Trọng tâm của lời cầu chúc là “cô được yêu” (từ “người khác” ở thể bị động, gián tiếp không thể là trọng tâm của lời cầu chúc). Hạnh phúc của người mình yêu – đó là điều mà lí trí hướng tới ở câu thơ 3-4, song đó cũng là mong muốn của tình cảm khi lắng lại ở câu thơ thứ 7: yêu “chân thành”, “đằm thắm” thực chất cũng là mong người yêu của mình được hạnh phúc. Mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm như đối cực tâm trạng, được triển khai tăng tiến đồng thời ở cả hai cực của nó, đến đây đột ngột được hóa giải ở trọng tâm của lời cầu chúc “cô được yêu” này. Lí trí đi vòng từ bên ngoài vào bên trong để thể hiện quyết tâm, tình cảm trào lên bức bối ở bề mặt rồi lắng lại ở đáy sâu bản chất của nó: cả hai thực ra cùng hướng tới “cô được yêu” – hạnh phúc t của người mình yêu. Lí trí và tình cảm hòa quyện với nhau hóa giải mâu thuẫn làm câu thơ cuối sáng lên vẻ đẹp nhân văn. Đằng sau lời cầu chúc ấy tất nhiên một cái “tôi”, nhưng thật kì lạ là nó lại kết hợp được với “em”, hạnh của tình cảm con người. Hàm ý vị kỉ không còn nhưng câu thơ dường như vẫn xót xa vì “sự trớ trêu của số phận”, là xót xa chứ không hề có “ý vị mỉa mai” như R. Iakovson khẳng định.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: pushkin,
tôi
yêu em puskin