Pages

Được tạo bởi Blogger.

“Thái độ” của biển khơi trong tác phẩm của Pushkin

          “Thái độ” của biển khơi đối với mỗi lần ra biển của ông lão theo yêu cầu của bà vợ được thể hiện theo lối tăng cấp vốn có sẵn trong câu chuyện dân gian. Yếu tố này vẫn được Pushkin giữ lại trong tác phẩm của mình, chỉ chuốt gọn hơn về câu chữ, nhấn mạnh màu sắc và những biến động trên mặt nước biển khơi.           Tương ứng với năm điều ước tăng dần của bà lão và năm lần ra biển của ông lão: “Biển khơi sóng gợn lăn tăn” “Biển xanh nhuốm đục”  “Biển xanh nổi sóng không yên”  “Biển xanh đen sậm lại” “Giông tố đen tối sầm mặt biển:/Sóng nối đuôi nhau giận dữ dâng trào/ Cứ thế ầm ào, thét gầm, gào rống”. Yếu tố dân gian này được Pushkin sử dụng không chi để thể hiện phản ứng của tự nhiên, vũ trụ đối với lòng tham của bà lão, mà còn đổi với cả thái đô thụ động của ông lão. Một lần nữa, như Pushkin từng viết về “nhân dân thanh bình cử gặm cỏ đi thôi” trong bài thơ Người gieo giống tự do trên đồng vẳng (1823), nhà thơ tỉnh táo nhìn thẳng vào bản tính thụ động cam chịu của nhân dân như tiền đề cho sự áp bức, mất tự do. Đáp lại những đòi hỏi không ngừng của bà lão, ông lão về cơ bản chỉ biết phàn nàn, hoặc phản ứng bằng những câu nửa mỉa mai, nửa van xin (phản ứng mãnh liệt nhất của ông là “kinh sợ” khi nghe bà vợ tuyên bố muốn làm nữ hoàng, ông “rền rĩ”: “Mụ làm sao, ăn phải bả gì chăng?


 Pushkin


          Đến đi đứng nói năng còn chẳng biết/ Làm trò cười cho cả quốc gia ư?”), thế rồi cuối cùng ông lão cũng vẫn “không một lời dám trái”, câm lặng, “lóc cóc”, “lủi thủi” đi ra biển than vãn với cá vàng về “mụ già quẫn trí”, “nổi loạn”, “đáng nguyền rủa”, “chẳng để già này được yên thân”, và cầu xin cá giúp đỡ. Ông lão đánh cá trong tác phẩm không phải không có ước mơ (“vùng vẫy ngoài khơi thỏa chí”), nhưng ước muốn tự do của ông không thể trở thành hiện thực: “chẳng cần được đáp đền chi cả”, nhưng ông vẫn phải nghe lời sai khiến của bà lão để đòi được đáp đền, muốn được “yên thân”, ông lại phải làm cho con cá chẳng được yên. Cái tâm “chẳng cần được đáp đền chi cả” của ông lão lại là bạn đồng hành với sự cam chịu, khuất phục. Tác phẩm của Pushkin nhức nhối nỗi đau cả về lòng tốt thụ động của con người trong thời đại của ông.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: pushkin, bài thơ tôi yêu em của nhà thơ puskin