Pages

Được tạo bởi Blogger.

Tác phẩm Những người nghèo của Dostoievsky

       Những người nghèo (1846) lần đầu tiên đưa ra hình tượng “con người nhỏ bé có ý thức” trong văn học Nga đã đem lại vinh quang cho Dostoievsky, nhưng tác phẩm thứ hai Kẻ song trùng (1846) khai thác phần bóng tối trong ý thức bị phân mảnh ở người công chức nhỏ bé lại làm cho công chúng với quan niệm về chủ nghĩa nhân đạo truyền thống thất vọng. Phải đến tác phẩm Những đêm trắng (1848), khi hình tượng con người nhỏ bé trăn trở chuyển thành hình tượng “người mơ mộng”, Dostoievsky mới lấy lại được phần nào uy tín nhà văn.

    Năm 1849, Dostoievsky tham gia vào một hội kín được gọi là “nhóm Petrashevsky”. Nhóm này chủ trương truyền bá học thuyết chủ nghĩa xã hội không tưởng. Vào một ngày thứ Sáu tháng 4/1849, sau lễ kỉ niệm ngày sinh của nhà triết học không tưởng Charles Fourier Dostoievsky được hội giao cho đọc Thư gửi Gogoỉ- tác phẩm bị cấm của Belinsky. Sau ngày thứ sáu đó, Dostoievsky bị mật thám của chính quyền Nga hoàng bắt cùng nhóm người lãnh đạo hội kín. Ngày 22/12/1849, Dostoievsky cùng 21 người trong hội bị kết án tử hình Hố bị giải ra trường bắn. Đạn đã lên nòng, những người bị kết án đã từ biệt người thân, đưa mắt từ biệt nhau, băng bịt mắt đã được đeo lên, chỉ đến lúc đó mới đột ngột có lệnh giảm án của Nga hoàng – đày đi Sibir.


Dostoievsky


        Dostoievsky ghi nhớ mãi những giây phút đối mặt với cái chết ấy. Hai mươi năm sau, nhà văn đã tái hiện lại những giây phút khủng khiếp ấy qua hình dung của nhân vật hoàng thân Mưshkin về “giây phút cuối của người tù tử hình”. Trước khi bị áp giải đi đày, tối hôm đó, trong tù Dostoievsky viết thư tâm sự với anh trai: “Hôm nay em đã sống bốn mươi lăm phút bên cái chết. Em đã sống với ý nghĩa đó. Chỉ còn một khoảnh khắc nữa thì… em sống lại, bây giờ em lại được sống… Cuộc sống, đâu cũng là cuộc sống, cuộc sống ở ngay trong ta chứ không phải ở bên ngoài… Cuộc sống là một tặng vật quý báu. Cuộc sống là hạnh phúc. Mỗi giây phút được sống có thể trở thành một thế kỉ hạnh phúc… Anh! Em thề với anh rằng em sẽ không để mất hi vọng và sẽ giữ cho tâm hồn mình trong sạch”.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: pushkin, bài thơ tôi yêu em của nhà thơ puskin