M. Gorky là người đặt nền móng cho văn học vô sản. Sáng tác của ông bao gồm nhiều lĩnh vực, nhưng xuất sắc nhất vẫn là truyện ngắn. Những truyện ngán trong giai đoạn đầu sáng tác của Gorky như Makar Chudra (1992), Bà lão Izerghin (1894), Chenkash (1895), Vợ chồng Orlov (1897) phần nào còn có thể chia làm hai loại: làng mạn và hiện thực. Nhưng trong giai đoạn sau này, chất lãng mạn hòa quyện nhuần nhuyễn với hiện thực làm nên nét độc đáo cho sáng tác của ông như trong truyện ngắn Một con người ra đời (1912). Truyện ngắn này đã được đưa vào chương trình Trung học phổ thông ở Việt Nam từ những năm 1990. Truyện ngắn của Gorky thể hiện một quan niệm mới về con người: “những người chân đất” nhập cuộc, biết chia sẻ, kề vai sát cánh bên nhau hành động trong cuộc sống hôm nay sẽ là chủ nhân của tương
lai. Sáng tác của Gorky có ảnh hưởng lớn đến nhiều nhà văn Việt Nam, đặc biệt là Nguyên Hồng.
lai. Sáng tác của Gorky có ảnh hưởng lớn đến nhiều nhà văn Việt Nam, đặc biệt là Nguyên Hồng.
I.Bunin vừa là nhà thơ, vừa là cây bút truyện ngắn xuất sắc với di những tập truyện như: Những quả táo Antonov (1900), Quý ông từ San Fransisco (1915). Bunin bắt đầu sự nghiệp sáng tác bằng chủ nghĩa hiện thực theo “kiểu Chekhov”, nhưng kết thúc sự nghiệp sáng tác bằng khuynh hướng gần với chủ nghĩa ấn tượng. Sau Cách mạng tháng 10/1917, Bunin lưu vong ra nước ngoài và sáng tác những tập truyện c
Tình yêu của Mỉtia (1925), Say nắng (1927), Bóng chim (1931) và Những con đường có hàng cây sẫm tối (1943). Bunin là nhà văn Nga đầu tiên nhận giải Nobel Văn học năm 1933. Sáng tác của Bunin cho đến mãi những năm 1990 mới được dịch ra tiếng Việt, nhưng nó gây được ấn tượng sâu sắc cho nhiều nhà văn nhà thơ trẻ ở Việt Nam.
Kịch Nga trong giai đoạn 1860 – 1917 cũng có sự vận động đổi mới vượt bậc. Trong những năm 60 thế kỉ XX, nhà viết kịch A. Ostrovsky ĩ (1823 – 1886) với vở chính kịch nổi tiếng Cơn giông (1860) còn viết theo khuynh hướng hiện thực tâm lí xã hội truyền thống. Đến cuối những năm 1880 – 1904, A. Chekhov với những vở Ịvanov (1887), Thần rừng (1889), Hải âu (1896), Cậu Vania (1897), Ba chị em {1901) và Vườn anh đào (1904) đã nâng kịch tâm lí lên tầm cao của kịch hiện đại. Trong lĩnh vực thơ ca, văn học trong giai đoạn 1860 – 1917 cũng có những thành tựu xuất sắc. Ngay từ những năm 1860, thi ca Nga đã phân hóa rõ rệt: bên cạnh N. Nekrasov (1821 – 1878) với những tác phẩm trừ tình và trường ca Ai sung sướng trên đất Nga? (1863 – 1877) được viết theo khuynh hướng hiện thực xã hội; còn có F. Tiutsev (1803 – 1873), nhà thơ sáng tác theo khuynh hướng trữ tình triết lí, và A. Fet (1820 – 1892), nhà thơ duy mỹ sáng tác theo tinh thần của chủ nghĩa ấn tượng.
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
tác phẩm văn học nga, nhà
thơ puskin