Pages

Được tạo bởi Blogger.

Làn sóng đấu tranh vì tự do dân chủ ở nước Nga

       Cho đến năm 1860 làn sóng đấu tranh vì tự do dân chủ ở nước Nga lên cao chưa từng thấy. Năm 1861, Nga hoàng Aleksandr II buộc phải ban hành đạo luật Cải cách nông nô để giải quyết tình thế.        Tuy đạo luật chỉ mang tính chất cải lương (Nga hoàng ban tự do cho nông nô, nhưng không cho họ đất đai để thay đổi cuộc sống), nhưng nó làm cho xã hội Nga phân hóa một cách rõ rệt và tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Sự thối nát và bất lực của chính quyền Nga hoàng là nguyên nhân để phong trào đấu tranh vì tự do dân chủ sau một thời gian tạm lắng lại tiếp tục dâng cao. Lúc đầu những người trí thức bình dân nằm lấy vai trò lãnh đạo cuộc đấu tranh theo tinh thần Cách mạng dân chủ, rồi “dân túy” cho đến giữa những năm 1890. Sau đó cuộc đấu tranh dần dần mang tinh thần Cách mạng vô sản. Thất bại của quân đội Nga trong chiến tranh Nga – Nhật (1904 – 1905) trực tiếp dẫn đến cuộc Cách mạng 1905. Khi quân đội Nga đang sa lầy trong Đại chiến thế giới I (1914 – 1918), Cách mạng vô sản đã bùng nổ và thành công vào tháng 10/1917.


Turghenev


      Phát triển trong bối cảnh lịch sử ấy, văn học Nga đã có những thành tựu đặc biệt xuất sắc. Đây là giai đoạn chủ nghĩa hiện thực Nga thế kỉ XIX phát triển tới đỉnh cao và là giai đoạn thể nghiệm của nhiều khuynh hướng văn chương rất đa dạng cả về những tìm tòi nghệ thuật lẫn đổi mới tư duy.
Trong lĩnh vực văn xuôi, từ những năm 1860 đến những năm 1890 tiểu thuyết hiện thực ngự trị trên văn đàn Nga và có những đỉnh cao kiệt xuất. Tiểu thuyết Nga trong giai đoạn này đặc biệt giàu tính tâm lí và tư tưởng, đồng thời thể hiện sự trăn trở của các nhà văn về những vấn đề địa vị nóng bỏng trong thực trạng xã hội phân hóa, về con đường phát triển của nước Nga và nhân loại.
      Những nhà tiểu thuyết lớn nhất trong giai đoạn này là: I. Turghenev (1818-1883) với tiểu thuyết Cha và con (1862); N. Chernưshevsky choe (1825 – 1889) với Làm gì? (1862 – 1863); M. Saltưkov-Shedrin (1826 -1889) với Lịch sử một thành phố (1869 – 1870), Những quý ông Golovlìov (1875 – 1880); F. Dostoievsky (1821 – 1881) với Tội ác và Chek hình phạt (1866), Anh em nhà Karamazov (1879 – 1880); L. Tolstoy !949 (1828 – 1910) với Chiến tranh và hòa bình (1863 – 1869), Anna Karenina (1873 – 1877); Phục sinh (1889 – 1899).



Từ khóa tìm kiếm nhiều: van hoc nga, bài thơ tôi yêu em

Chiếc áo được may xong

      May có khoản tiền thưởng vượt ra ngoài dự kiến mà Akaki Akakievich đủ tiền may áo mới. Bác hân hoan mang tiền đến người thợ may. Người thợ may cũng hân hoan không kém vì lần đầu tiên được may một chiếc áo mới.     Chiếc áo được may xong. Trong khi Akaki Akakievich hân hoan tận hưởng cảm giác trong một chiếc áo mới thì người thợ may chạy theo, thỉnh thoảng lại len lỏi qua các ngõ hẻm chạy lên trước để chiêm ngưỡng thành quả lao động của mình. Tối đó lần đầu tiên Akaki Akakievich dám nhận lời đến dự sinh nhật của một đồng nghiệp. Đêm, khi bác ra về qua một phố vắng, một toán cướp cướp mất của bác chiếc áo khoác. Bác cuống cuồng kêu cứu cảnh sát, gặp ông quận trưởng, nhưng chỉ hoài công. Bác tìm đến cầu cứu một “nhân vật quan trọng”, nhưng ông này sai người ném bác ra ngoài đường. Akaki Akakievich tuyệt vọng về nhà ốm, rồi chết. Sau khi chết bác trở thành hồn ma trên các đại lộ Peterburg, chặn khách qua đường, cướp áo khoác của họ. Hồn ma chỉ thôi không xuất hiện khi cướp được chiếc áo khoác của chính “nhân vật quan trọng” kia. “Con người nhỏ bé” với ước mơ cũng “nhỏ bé” của mình, vì “hạnh phúc bị đánh cắp” mà tuyệt vọng nổi loạn, nhưng là nổi loạn sau khi chết.

Dostoievsky


      Truyện ngắn Chiếc áo khoác với phong cách vừa trào lộng vừa trữ tình đặc trưng cho Gogol đã đem lại bước phát triển mới cho hình tượng “con người nhỏ bé” do Pushkin khởi xướng từ truyện ngắn Người coi trạm (1830) và trường ca Kị sĩ đồng (1833). Tương truyền rằng nhà văn thế hệ sau Dostoievsky tuyên bố: “Tất cả chúng ta đều từ Chiếc áo khoác của Gogol mà ra cả”. Có thể thấy bóng dáng tinh thần tác phẩm của Gogol trong truyện ngắn Chiếc đồng hồ của nhà văn Việt Nam Bùi Hiển.
      Văn học Nga trong giai đoạn này còn nổi tiếng bởi nhà phê bình kiệt xuất V. Belinsky (1811 – 1848), người đặt nền móng lí thuyết cho chủ nghĩa hiện thực, xác lập lí thuyết loại và thể trong văn chương đồng thời là nhà hoạt động cách mạng dân chủ nổi tiếng với bức Thư gửi Gogol (1847).
      Cho đến giữa thế kỉ, hình tượng “người thừa” bắt nguồn từ sáng tác của Pushkin, Lemontov được nhà triết học duy vật, nhà phê bình và nhà văn A. Ghertsen (1812 – 1870) tiếp tục triển khai trong tiểu thuyết Ai có lỗi? (1847). Kiểu hình tượng này cũng được nhà văn I. Gontsarov (1812 – 1891) tái hiện với những nét cực đoan của nó trong tiểu thuyết nổi tiếng Ohiomov (1859).



Từ khóa tìm kiếm nhiều: van hoc nga, puskin

Người đặt nền móng cho toàn bộ nền văn học Nga

      Người đặt nền móng cho toàn bộ nền văn học Nga hiện đại trong tất cả các thể loại, người hoàn tất bước chuyển của văn học Nga từ chủ y nghĩa lãng mạn sang chủ nghĩa hiện thực, nhà văn Nga đầu tiên vươn lên chiếm lĩnh những đỉnh cao tuyệt đối của văn học nhân loại là A. Pushkin (1799 – 1837).       Tiếp bước Pushkin trong thi ca, M. Lermontov (1814 – 1841) nổi tiếng với những vần thơ mang cảm hứng lãng mạn của thời đại sau khởi nghĩa Tháng Chạp, những vần thơ thể hiện những khát vọng lớn lao, nóng bỏng, sục sôi, song khó có thể thực hiện được, bởi vậy mà day dứt, trăn trở. Những bài thơ Cánh buồm (1832), Tổ quốc (1841), trường ca Con quỷ (1841) của Lermontov được coi là những tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa lãng mạn Nga đầu thế kỉ XIX. Trong lĩnh vực ‘ văn xuôi, Lermontov lại là tác giả của kiệt tác tiểu thuyết hiện thực tâm lí xã hội đầu tiên trong văn học Nga Nhân vật thời đại chúng ta ị(1840). Pechorin – nhân vật chính của tiểu thuyết này là một bước phát triển mới của hình tượng “người thừa” trong văn học Nga sau Epgheni Oneghin của Pushkin. Sáng tác của Lermontov và phong cách miêu tả tâm lí của ông có ảnh hưởng lớn lao đến những nhà văn thể hệ sau như Dostoevsky, L. Tolstoy, Chekhov…

Dostoevsky


      Người có công lớn nhất trong việc dân chủ hóa văn xuôi Nga, đưa nó đến gần hơn với thực tại đời sống là nhà văn vĩ đại N. Gogol (1809 – 1852). Gogol bắt đầu sự nghiệp văn chương với tập truyện lãng mạn mang đậm phong vị dân gian Những buổi tối gần thôn Dikanky (1831 – 1832). Sau hai tập Arabesky và Mirgorod (1835), Gogol để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử văn học Nga với tập Truyện Peterburg (1835 – 1842) cùng vở hài kịch Quan thanh tra (1835) và tiểu thuyết “trường N. V. Gogol (1809-1852) ca” Những linh hồn chết (1842). Giọng văn hài hước, sâu cay, đồng thời ngậm ngùi, chua xót của Gogol thể hiện “tiếng cười qua những giọt nước mắt” đau đáu về thực tại và tương lai của nước Nga.
Truyện ngắn Chiếc áo khoác (1842) nằm trong tập Truyện Peterburg của Gogol. Truyện kể về người viên chức nhỏ Akaki Akakievich Bashmachkin làm công việc chép đi chép lại các giấy tờ ở “một vụ nọ” trong thành phố Peterburg. Akaki Akakievich nghèo cả về vật chất lẫn tinh thần. Mùa đông đến mà chiếc áo khoác của bác đã rách rưới đến mức không thể vá víu thêm được nữa. Muốn may một chiếc áo mới chí ít cũng phải có 80 rúp. Để dành dụm, hàng tháng trời Akaki Akakievich nhịn ăn bữa tối, trong nhà không thắp nến, giặt là ít hơn “để quần áo lâu rách”…



Từ khóa tìm kiếm nhiều: pushkin, tôi yêu em puskin

Mối quan hệ giữa tầng lớp quý tộc với dân nghèo

      Nước Nga bước vào thế kỉ XIX phần nào vẫn là một nước phong kiến dựa trên nền tảng của chế độ nông nô chuyên chế. Tầng lớp tư sản mới bắt đầu phát triển câu kết với chế độ phong kiến. Vai trò lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi ách nông nô chuyên chê thuộc về những người trí thức quý tộc tiến bộ.       Mối quan hệ giữa tầng lớp quý cả tộc thượng lưu và các tầng lớp dân nghèo (nông nô, công chức nhỏ) trở nên nhức nhối trong xã hội. Thắng lợi của nhân dân Nga trong cuộc Chiến tranh vệ quốc chống lại quân đội của Napoleon năm 1812 củng cố tinh thần đấu tranh vì tự do dân chủ đã trực tiếp dẫn đến cuộc khởi nghĩa tháng Chạp năm 1825. Thất bại của cuộc khởi nghĩa trở thành nỗi buồn chung của dân tộc và dấy lên niềm trăn trở của những khát vọng hành động không thành. Phong trào đấu tranh chống ách nông nô chuyên chế tạm thời lắng xuống rồi lại bùng lên dữ dội vào những năm 1850 khi nước Nga chịu thất bại trong cuộc chiên với Thô Nhĩ Kì và quân đồng minh Anh – Pháp (1853 – 1856).

Krưlov


Kề vai sát cánh cùng cuộc đấu tranh chung của dân tộc, văn học; Nga trong giai đoạn này cũng thể hiện những khát vọng đổi thay và trăn trở về mâu thuẫn giữa tầng lớp quý tộc và dân nghèo. Hình tượng “người thừa” (người trí thức quý tộc có trí tuệ kiêu hãnh và sắc sảo, khát khao hành động, nhưng không có khả năng hành động vì cộng đồng) và hình tượng “con người nhỏ bé” (người viên chức nhỏ ở bậc thang thấp nhất của xã hội, trăn trở nghèo đói và bị lăng nhục, vùi dập) nổi tiếng trong văn học Nga bắt nguồn từ những khát vọng và trăn trở ấy.
Giai đoạn văn học 1800 – 1859 là giai đoạn hình thành và bước đầu phát triển của chủ nghĩa hiện thực Nga trong văn học thế kì XIX (chú trọng mối quan hệ tính cách – hoàn cảnh lịch sử cụ thể và logic nội tại của hình tượng). Chủ nghĩa cổ điển và chủ nghĩa tình cảm đã đến giai đoạn thoái trào. Chủ nghĩa hiện thực khai sáng bớt đi tính giáo huân và trăn trở chuyên theo hướng chủ nghĩa hiện thực mới trong sáng tác của nhà thơ ngụ ngôn trào phúng I. Krưlov (1769 – 1844) với những bài thơ Sỏi và cừu non, Nông dân và dòng sông, Lá và rễ…, của nhà viết kịch t A. Griboedov (1795 – 1829) với vở kịch thơ Khổ vì trí tuệ (1829). Chủ nghĩa lãng mạn lên ngôi trong gần 30 năm đầu thế kỉ rồi cũng thoái trào dù để lại dấu ấn không nhỏ trong sáng tác của những nhà văn vĩ đại trong giai đoạn này. Hầu hết những nhà văn hiện thực Nga trong giai 3- đoạn 40 năm đầu thế kỉ XIX đều trải qua giai đoạn sáng tác lãng mạn, bởi vậy có thể coi chủ nghĩa hiện thực Nga thế kỉ XIX thoát thai từ chủ nghĩa lãng mạn.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: văn học nga, tôi yêu em puskin

Văn học Nga bắt đầu ảnh hưởng đến Việt Nam

      Trải dài từ Đông Âu sang Bắc Á, nước Nga chiếm 1/8 diện tích lục địa toàn thế giới và là một quốc gia có vị trí đặc biệt trên trường quốc tế. Nước Nga có một nền văn học giàu tính tư tưởng nhân bản, tính cộng đồng nhân loại vì vậy mà có ảnh hưởng lớn đến văn học thế giới.       Văn học Nga bắt đầu ảnh hưởng đến Việt Nam từ những năm 1920 gián tiếp qua văn hóa Pháp. Tác phẩm văn học Nga đầu tiên được dịch ra tiếng Việt từ năm 1927 – 1928. Trong và sau Cách mạng tháng 8/1945, những nét tương đồng về lịch sử và mối quan hệ với Liên Xô đã tăng cường ảnh hưởng trực tiếp của văn học Nga đến văn học Việt Nam một cách toàn diện và sâu sắc. Ngay cả sau khi Liên Xô sụp đổ (1991) văn học Nga vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến Việt Nam không chỉ như một hoài niệm mà còn như một bài học kinh nghiệm, một tấm gương đổi mới và hội nhập văn hóa.

Lomonosov


       Mặc dù văn học Nga có cả một quá trình lịch sử lâu dài với những kiệt tác sử thi từ thế kỉ XII như Truyện các thời đại, Lời ca về đao hanh binh Igor và đã từng có cả một thời đại văn chương vào nửa sau thế ki XVIII với những tên tuổi lớn của trào lưu văn học cổ điển chủ nghĩa (Lomonosov, Trediakovsky, Kantemir, Sumarokov, Derzhavin) văn cổ học hiện thực khai sáng (Fonvizin, Radishev), văn học tình cảm chủ nghĩa (Karamzin), văn học lãng mạn (Zhukovsky)…, nhưng phải đến thế kỉ XIX văn học Nga mới thực sự khẳng định được vị trí đỉnh cao của mình trong văn học thế giới. Nói đến nền văn học Nga thực sự là nói đến văn chương của hai thế kỉ XIX và XX. Bởi vậy, phần khái quát chỉ tập trung vào các giai đoan văn học Nga trong hai thế kỉ này.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: văn học nga, pushkin