Pages

Được tạo bởi Blogger.

Dostoievsky không “thả nổi” các nhân vật của mình

     Trên thực tế, Dostoievsky không “thả nổi” các nhân vật của mình. Ông là người nhạc trưởng tài ba cho dàn nhạc giao hưởng “phức điệu” trong tác phẩm. Tính khuynh hướng của Dostoievsky thể hiện đặc biệt trong cách tổ chức tác phẩm sao cho người đọc “đối thoại” với tác giả và nhân vật, có khả năng “lựa chọn” đúng sai, nhìn thấy được những khuynh hướng nguy hiểm, cũng như tiến bộ trong dòng chảy thời đại để xác định quan điểm sống đúng đắn cho riêng mình qua kinh nghiệm xương máu của các nhân vật.

     Hướng tới việc miêu tả con người như những nhân cách đang ý thức về thế giới và về chính mình, nhạy bén nắm bắt mạch chảy của thời đại, Dostoievsky thường hay lựa chọn trong thực tại những hiện tượng bề ngoài tưởng như dị biệt, nghịch lí và hoang đường nhưng thực chất lại thể hiện những khuynh hướng bắt đầu nảy sinh từ bản chất thực tại. Dostoievsky coi đó mới là những điển hình của thực tại và tìm cách đoán định mạch phát triển của nó trong tương lai. Nhà văn Pháp A. Camus gọi Dostoievsky là “nhà tiên tri của thế kỉ XX”. Quả thật, nhiều hiện tượng dị biệt ở thời đại Dostoievsky được ông phản ánh vào tác phẩm của mình như những “mầm mống của tương lai” cho đến thế kỉ XX đã trở thành điển hình phổ biến. Dostoievsky là một trong những nhà văn đầu tiên tiên đoán trước được “bi kịch người xa lạ” trong xã hội tư bản phát triển, tiên đoán trước được sự khủng hoảng tư tưởng xã hội sẽ diễn ra vào thế kỉ XX. Dostoievsky là một trong số ít các nhà văn được coi là “không bị cũ đi theo thời gian”. Nhà văn hiện thực kết hợp với “nhà tiên tri thấu thị” Dostoievsky như vậy.


Dostoievsky


     Toàn bộ sáng tác về sau của Dostoievsky thể hiện những trăn trở trong ý thức của những nhân cách trong một thực tại xã hội đầy mâu thuẫn: ở đó cái không đẹp, cái hỗn độn, trải nghiệm thực tế của những lầm lẫn phải trả giá, không đánh mất đi niềm tin, lòng khát khao hướng tới cái đẹp, cái hài hoà vốn có từ cội nguồn dân tộc, trong lòng những người dân bình dị. Dostoievsky tin rằng ý thức về Cái đẹp (đối với ông nó đồng nghĩa với lòng vị tha, tính nhân bản) và Nhân dân – cội nguồn luôn là sự “cứu rỗi” đối với con người. Sau những trăn trở khủng khiếp, con người sẽ tìm được về với Cái đẹp và Cội nguồn thể hiện trong sự hoà đồng ý thức tự giác trong tình yêu thương, khi mỗi người “tự giác đem cái Tôi của mình chia đều cho mọi người”. Các tác phẩm của Dostoievsky tràn ngập dự cảm về một tương lai như thế.

     Mơ ước của Dostoievsky phần nào mang sắc thái không tưởng, nhưng chừng nào còn có Con người trăn trở với Khát vọng hài hoà trong một Xã hội mâu thuẫn, người ta còn phải tìm đến với Dostoievsky. Đúng như nhà thơ Anh w. Auden nhận định: “Xây dựng một xã hội con người dựa trên tất cả những gì Dostoievsky nói là không thể được. Nhưng xã hội nào quên những điều ông nói không xứng đáng được gọi là xã hội con người”.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: puskin, bài thơ tôi yêu em của puskin

Những mâu thuẫn trong thế giới quan của Dostoievsky

       Năm 1860, Dostoievsky đồng thời bắt tay vào tiểu thuyết đăng tải nhiều kì Những kẻ tủi nhục và tác phẩm Bút kỉ từ ngôi nhà chết.

        Sáng tác của Dostoievsky trong giai đoạn sau khi đi đày chất chứa đầy mâu thuẫn. Tác phẩm Bút kí từ ngôi nhà chết (1860) và Những kẻ tủi nhục (1861) mang tính nhân dân sâu sắc và tràn ngập nỗi thương cảm với những số phận cùng khổ lại đặc biệt mâu thuẫn với Bút kí dướihầm (1864) triển khai bi kịch của “nhân vật nhà tư tưởng” cá nhân chủnghĩa. Mâu thuẫn này trở thành cuộc đối thoại lớn dường như không kếtthúc trong hầu hết các tác phẩm sau này của Dostoievsky. Và hầu hếtcác nhân vật của Dostoievsky đều mang trong mình những trăn trở giằng xé của nhà văn giữa giải pháp tình thương và giải pháp bạo lựctrong công cuộc thay đổi thế giới đang phân hủy để hướng tới tương laicủa sự hòa đồng.

Dostoievsky


         L.Tolstoy gọi con người Dostoievsky “là cả một cuộc vật lộn”. Là người sùng tín một cách sâu sắc, Dostoievsky luôn phải đấu tranh với sự mất lòng tin ở trong mình. Là người sùng bái cái đẹp, khát khao sự hài hoà, suốt đời ông viết về những cái không đẹp, cái hỗn độn đến khủng khiếp. Là người chống lại bạo lực, ông lại là người viết nhiềunhất về việc những tư tưởng bạo lực này sinh một cách tự nhiên như một quy luật trong tâm hồn con người. Là nhà văn hiện thực đến nghiệt ngã, Dostoievsky lại đặc biệt chú ý đến những tiên tri và dự cảm vềnhững gì chưa có và chưa thể có trong thực tại. Trong Dostoievsky dường như có một cuộc đấu tranh không ngừng giữa các thái cực. Tuy nhiên, chính cuộc đấu tranh không ngừng ấy thể hiện khát vọng hài hoà một cách sâu sắc nhất.

       Tất cả những mâu thuẫn trong thế giới quan của Dostoievsky được tổng hoà lại một cách kì lạ làm nên gương mặt riêng của ông trong văn học thế giới.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: van hoc nga, bài thơ tôi yêu em của puskin

Điều kì lạ là trong thời gian ở Sibir của Dostoievsky

       Ở Sibir, tại pháo đài Omsk, bốn năm đầu Dostoievsky phải lao động khổ sai cùng với những người tù thường phạm. Năm 1854, Dostoievsky mãn hạn khổ sai, chuyển sang làm lính, sau đó được phục chức hạ sĩ quan phục vụ trong quân đội ngay tại Sibir. Năm 1857, Dostoievsky cưới Maria Isaeva, một người phụ nữ đau ốm, có con nhỏ, từng có chồng chết vì nghiện rượu và ho lao. Cuộc sống của Dostoievsky với người vợ đau yếu,.hay ghen này đã không hạnh phúc. Một năm sau ngày cưới, trong một bức thư viết về cuộc sống gia đình Dostoievsky than: “Đời tôi thật nặng nề và cay đắng!”.

         Có một điều kì lạ là trong thời gian ở Sibir, càng gần gũi với những kẻ “tội lỗi”, những người tù khổ sai, những người nông dân bị lưu manh hoá, Dostoievsky lại càng củng cố hơn niềm tin vào con người. Ông nhận thấy niềm tin Chính giáo không tắt ngay cả trong lòng những người đại diện “tội lỗi” này của nhân dân. ông cho rằng đó chính là tinh thần cội nguồn đã ăn sâu vào máu thịt của nhân dân. Ông đánh đồng niềm tin Chính giáo với ý niệm về đạo đức giúp cho con người trong những hoàn cảnh khùng khiếp nhất vẫn giữ được mình là một con người.

Dostoievsky


        Trong những năm tháng ở nơi được gọi là “ngôi nhà chết” ấy đã diễn ra bước ngoặt tư tưởng lớn của Dostoievsky. Ồng tìm đến với giải pháp tình thương – phủ nhận bạo lực dưới bất kì hình thức nào – như là giải pháp duy nhất hợp với tinh thần cội nguồn, tinh thần Chính giáokhông tắt trong lòng nhân dân. Ong đoạn tuyệt với tư tưởng cách mạngdân chủ và kêu gọi người trí thức Nga trờ về với triết lí tình thươngChính giáo mà ông cho là bản chất cội nguồn của nhân dân Nga. Tuyên      truyền cho tư tưởng mới này, Dostoievsky gọi nó là thuyết “mảnh đất”,hay thuyết “gốc nền” (noHBeHHHHecTBo).  

        Năm 1859, Dostoievsky xin giải ngũ và được Sa hoàng cho phép quay trở về Peterburg tiếp tục sáng tác. Sau những năm tháng khủng khiếp của cuộc đời mình, Dostoievsky trở lại với văn đàn bằng hai truyện vừa thử nghiệm phong cách hài hước Giấc mơ của ông bác và Làng Stepanchỉkovo. Cả hai tác phẩm đều không gây được tiếng vang và làm tác giả của nó thất vọng. Tuy nhiên, cho đến mãi sau này, Dostoievsky không ngừng tìm cách đưa yếu tố hài vào những tác phẩm lớn đậm màu sắc bi kịch của mình.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: van hoc nga, puskin

Tác phẩm Những người nghèo của Dostoievsky

       Những người nghèo (1846) lần đầu tiên đưa ra hình tượng “con người nhỏ bé có ý thức” trong văn học Nga đã đem lại vinh quang cho Dostoievsky, nhưng tác phẩm thứ hai Kẻ song trùng (1846) khai thác phần bóng tối trong ý thức bị phân mảnh ở người công chức nhỏ bé lại làm cho công chúng với quan niệm về chủ nghĩa nhân đạo truyền thống thất vọng. Phải đến tác phẩm Những đêm trắng (1848), khi hình tượng con người nhỏ bé trăn trở chuyển thành hình tượng “người mơ mộng”, Dostoievsky mới lấy lại được phần nào uy tín nhà văn.

    Năm 1849, Dostoievsky tham gia vào một hội kín được gọi là “nhóm Petrashevsky”. Nhóm này chủ trương truyền bá học thuyết chủ nghĩa xã hội không tưởng. Vào một ngày thứ Sáu tháng 4/1849, sau lễ kỉ niệm ngày sinh của nhà triết học không tưởng Charles Fourier Dostoievsky được hội giao cho đọc Thư gửi Gogoỉ- tác phẩm bị cấm của Belinsky. Sau ngày thứ sáu đó, Dostoievsky bị mật thám của chính quyền Nga hoàng bắt cùng nhóm người lãnh đạo hội kín. Ngày 22/12/1849, Dostoievsky cùng 21 người trong hội bị kết án tử hình Hố bị giải ra trường bắn. Đạn đã lên nòng, những người bị kết án đã từ biệt người thân, đưa mắt từ biệt nhau, băng bịt mắt đã được đeo lên, chỉ đến lúc đó mới đột ngột có lệnh giảm án của Nga hoàng – đày đi Sibir.


Dostoievsky


        Dostoievsky ghi nhớ mãi những giây phút đối mặt với cái chết ấy. Hai mươi năm sau, nhà văn đã tái hiện lại những giây phút khủng khiếp ấy qua hình dung của nhân vật hoàng thân Mưshkin về “giây phút cuối của người tù tử hình”. Trước khi bị áp giải đi đày, tối hôm đó, trong tù Dostoievsky viết thư tâm sự với anh trai: “Hôm nay em đã sống bốn mươi lăm phút bên cái chết. Em đã sống với ý nghĩa đó. Chỉ còn một khoảnh khắc nữa thì… em sống lại, bây giờ em lại được sống… Cuộc sống, đâu cũng là cuộc sống, cuộc sống ở ngay trong ta chứ không phải ở bên ngoài… Cuộc sống là một tặng vật quý báu. Cuộc sống là hạnh phúc. Mỗi giây phút được sống có thể trở thành một thế kỉ hạnh phúc… Anh! Em thề với anh rằng em sẽ không để mất hi vọng và sẽ giữ cho tâm hồn mình trong sạch”.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: pushkin, bài thơ tôi yêu em của nhà thơ puskin