Pages

Được tạo bởi Blogger.

Dostoievsky không “thả nổi” các nhân vật của mình

     Trên thực tế, Dostoievsky không “thả nổi” các nhân vật của mình. Ông là người nhạc trưởng tài ba cho dàn nhạc giao hưởng “phức điệu” trong tác phẩm. Tính khuynh hướng của Dostoievsky thể hiện đặc biệt trong cách tổ chức tác phẩm sao cho người đọc “đối thoại” với tác giả và nhân vật, có khả năng “lựa chọn” đúng sai, nhìn thấy được những khuynh hướng nguy hiểm, cũng như tiến bộ trong dòng chảy thời đại để xác định quan điểm sống đúng đắn cho riêng mình qua kinh nghiệm xương máu của các nhân vật.

     Hướng tới việc miêu tả con người như những nhân cách đang ý thức về thế giới và về chính mình, nhạy bén nắm bắt mạch chảy của thời đại, Dostoievsky thường hay lựa chọn trong thực tại những hiện tượng bề ngoài tưởng như dị biệt, nghịch lí và hoang đường nhưng thực chất lại thể hiện những khuynh hướng bắt đầu nảy sinh từ bản chất thực tại. Dostoievsky coi đó mới là những điển hình của thực tại và tìm cách đoán định mạch phát triển của nó trong tương lai. Nhà văn Pháp A. Camus gọi Dostoievsky là “nhà tiên tri của thế kỉ XX”. Quả thật, nhiều hiện tượng dị biệt ở thời đại Dostoievsky được ông phản ánh vào tác phẩm của mình như những “mầm mống của tương lai” cho đến thế kỉ XX đã trở thành điển hình phổ biến. Dostoievsky là một trong những nhà văn đầu tiên tiên đoán trước được “bi kịch người xa lạ” trong xã hội tư bản phát triển, tiên đoán trước được sự khủng hoảng tư tưởng xã hội sẽ diễn ra vào thế kỉ XX. Dostoievsky là một trong số ít các nhà văn được coi là “không bị cũ đi theo thời gian”. Nhà văn hiện thực kết hợp với “nhà tiên tri thấu thị” Dostoievsky như vậy.


Dostoievsky


     Toàn bộ sáng tác về sau của Dostoievsky thể hiện những trăn trở trong ý thức của những nhân cách trong một thực tại xã hội đầy mâu thuẫn: ở đó cái không đẹp, cái hỗn độn, trải nghiệm thực tế của những lầm lẫn phải trả giá, không đánh mất đi niềm tin, lòng khát khao hướng tới cái đẹp, cái hài hoà vốn có từ cội nguồn dân tộc, trong lòng những người dân bình dị. Dostoievsky tin rằng ý thức về Cái đẹp (đối với ông nó đồng nghĩa với lòng vị tha, tính nhân bản) và Nhân dân – cội nguồn luôn là sự “cứu rỗi” đối với con người. Sau những trăn trở khủng khiếp, con người sẽ tìm được về với Cái đẹp và Cội nguồn thể hiện trong sự hoà đồng ý thức tự giác trong tình yêu thương, khi mỗi người “tự giác đem cái Tôi của mình chia đều cho mọi người”. Các tác phẩm của Dostoievsky tràn ngập dự cảm về một tương lai như thế.

     Mơ ước của Dostoievsky phần nào mang sắc thái không tưởng, nhưng chừng nào còn có Con người trăn trở với Khát vọng hài hoà trong một Xã hội mâu thuẫn, người ta còn phải tìm đến với Dostoievsky. Đúng như nhà thơ Anh w. Auden nhận định: “Xây dựng một xã hội con người dựa trên tất cả những gì Dostoievsky nói là không thể được. Nhưng xã hội nào quên những điều ông nói không xứng đáng được gọi là xã hội con người”.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: puskin, bài thơ tôi yêu em của puskin

Những mâu thuẫn trong thế giới quan của Dostoievsky

       Năm 1860, Dostoievsky đồng thời bắt tay vào tiểu thuyết đăng tải nhiều kì Những kẻ tủi nhục và tác phẩm Bút kỉ từ ngôi nhà chết.

        Sáng tác của Dostoievsky trong giai đoạn sau khi đi đày chất chứa đầy mâu thuẫn. Tác phẩm Bút kí từ ngôi nhà chết (1860) và Những kẻ tủi nhục (1861) mang tính nhân dân sâu sắc và tràn ngập nỗi thương cảm với những số phận cùng khổ lại đặc biệt mâu thuẫn với Bút kí dướihầm (1864) triển khai bi kịch của “nhân vật nhà tư tưởng” cá nhân chủnghĩa. Mâu thuẫn này trở thành cuộc đối thoại lớn dường như không kếtthúc trong hầu hết các tác phẩm sau này của Dostoievsky. Và hầu hếtcác nhân vật của Dostoievsky đều mang trong mình những trăn trở giằng xé của nhà văn giữa giải pháp tình thương và giải pháp bạo lựctrong công cuộc thay đổi thế giới đang phân hủy để hướng tới tương laicủa sự hòa đồng.

Dostoievsky


         L.Tolstoy gọi con người Dostoievsky “là cả một cuộc vật lộn”. Là người sùng tín một cách sâu sắc, Dostoievsky luôn phải đấu tranh với sự mất lòng tin ở trong mình. Là người sùng bái cái đẹp, khát khao sự hài hoà, suốt đời ông viết về những cái không đẹp, cái hỗn độn đến khủng khiếp. Là người chống lại bạo lực, ông lại là người viết nhiềunhất về việc những tư tưởng bạo lực này sinh một cách tự nhiên như một quy luật trong tâm hồn con người. Là nhà văn hiện thực đến nghiệt ngã, Dostoievsky lại đặc biệt chú ý đến những tiên tri và dự cảm vềnhững gì chưa có và chưa thể có trong thực tại. Trong Dostoievsky dường như có một cuộc đấu tranh không ngừng giữa các thái cực. Tuy nhiên, chính cuộc đấu tranh không ngừng ấy thể hiện khát vọng hài hoà một cách sâu sắc nhất.

       Tất cả những mâu thuẫn trong thế giới quan của Dostoievsky được tổng hoà lại một cách kì lạ làm nên gương mặt riêng của ông trong văn học thế giới.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: van hoc nga, bài thơ tôi yêu em của puskin

Điều kì lạ là trong thời gian ở Sibir của Dostoievsky

       Ở Sibir, tại pháo đài Omsk, bốn năm đầu Dostoievsky phải lao động khổ sai cùng với những người tù thường phạm. Năm 1854, Dostoievsky mãn hạn khổ sai, chuyển sang làm lính, sau đó được phục chức hạ sĩ quan phục vụ trong quân đội ngay tại Sibir. Năm 1857, Dostoievsky cưới Maria Isaeva, một người phụ nữ đau ốm, có con nhỏ, từng có chồng chết vì nghiện rượu và ho lao. Cuộc sống của Dostoievsky với người vợ đau yếu,.hay ghen này đã không hạnh phúc. Một năm sau ngày cưới, trong một bức thư viết về cuộc sống gia đình Dostoievsky than: “Đời tôi thật nặng nề và cay đắng!”.

         Có một điều kì lạ là trong thời gian ở Sibir, càng gần gũi với những kẻ “tội lỗi”, những người tù khổ sai, những người nông dân bị lưu manh hoá, Dostoievsky lại càng củng cố hơn niềm tin vào con người. Ông nhận thấy niềm tin Chính giáo không tắt ngay cả trong lòng những người đại diện “tội lỗi” này của nhân dân. ông cho rằng đó chính là tinh thần cội nguồn đã ăn sâu vào máu thịt của nhân dân. Ông đánh đồng niềm tin Chính giáo với ý niệm về đạo đức giúp cho con người trong những hoàn cảnh khùng khiếp nhất vẫn giữ được mình là một con người.

Dostoievsky


        Trong những năm tháng ở nơi được gọi là “ngôi nhà chết” ấy đã diễn ra bước ngoặt tư tưởng lớn của Dostoievsky. Ồng tìm đến với giải pháp tình thương – phủ nhận bạo lực dưới bất kì hình thức nào – như là giải pháp duy nhất hợp với tinh thần cội nguồn, tinh thần Chính giáokhông tắt trong lòng nhân dân. Ong đoạn tuyệt với tư tưởng cách mạngdân chủ và kêu gọi người trí thức Nga trờ về với triết lí tình thươngChính giáo mà ông cho là bản chất cội nguồn của nhân dân Nga. Tuyên      truyền cho tư tưởng mới này, Dostoievsky gọi nó là thuyết “mảnh đất”,hay thuyết “gốc nền” (noHBeHHHHecTBo).  

        Năm 1859, Dostoievsky xin giải ngũ và được Sa hoàng cho phép quay trở về Peterburg tiếp tục sáng tác. Sau những năm tháng khủng khiếp của cuộc đời mình, Dostoievsky trở lại với văn đàn bằng hai truyện vừa thử nghiệm phong cách hài hước Giấc mơ của ông bác và Làng Stepanchỉkovo. Cả hai tác phẩm đều không gây được tiếng vang và làm tác giả của nó thất vọng. Tuy nhiên, cho đến mãi sau này, Dostoievsky không ngừng tìm cách đưa yếu tố hài vào những tác phẩm lớn đậm màu sắc bi kịch của mình.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: van hoc nga, puskin

Tác phẩm Những người nghèo của Dostoievsky

       Những người nghèo (1846) lần đầu tiên đưa ra hình tượng “con người nhỏ bé có ý thức” trong văn học Nga đã đem lại vinh quang cho Dostoievsky, nhưng tác phẩm thứ hai Kẻ song trùng (1846) khai thác phần bóng tối trong ý thức bị phân mảnh ở người công chức nhỏ bé lại làm cho công chúng với quan niệm về chủ nghĩa nhân đạo truyền thống thất vọng. Phải đến tác phẩm Những đêm trắng (1848), khi hình tượng con người nhỏ bé trăn trở chuyển thành hình tượng “người mơ mộng”, Dostoievsky mới lấy lại được phần nào uy tín nhà văn.

    Năm 1849, Dostoievsky tham gia vào một hội kín được gọi là “nhóm Petrashevsky”. Nhóm này chủ trương truyền bá học thuyết chủ nghĩa xã hội không tưởng. Vào một ngày thứ Sáu tháng 4/1849, sau lễ kỉ niệm ngày sinh của nhà triết học không tưởng Charles Fourier Dostoievsky được hội giao cho đọc Thư gửi Gogoỉ- tác phẩm bị cấm của Belinsky. Sau ngày thứ sáu đó, Dostoievsky bị mật thám của chính quyền Nga hoàng bắt cùng nhóm người lãnh đạo hội kín. Ngày 22/12/1849, Dostoievsky cùng 21 người trong hội bị kết án tử hình Hố bị giải ra trường bắn. Đạn đã lên nòng, những người bị kết án đã từ biệt người thân, đưa mắt từ biệt nhau, băng bịt mắt đã được đeo lên, chỉ đến lúc đó mới đột ngột có lệnh giảm án của Nga hoàng – đày đi Sibir.


Dostoievsky


        Dostoievsky ghi nhớ mãi những giây phút đối mặt với cái chết ấy. Hai mươi năm sau, nhà văn đã tái hiện lại những giây phút khủng khiếp ấy qua hình dung của nhân vật hoàng thân Mưshkin về “giây phút cuối của người tù tử hình”. Trước khi bị áp giải đi đày, tối hôm đó, trong tù Dostoievsky viết thư tâm sự với anh trai: “Hôm nay em đã sống bốn mươi lăm phút bên cái chết. Em đã sống với ý nghĩa đó. Chỉ còn một khoảnh khắc nữa thì… em sống lại, bây giờ em lại được sống… Cuộc sống, đâu cũng là cuộc sống, cuộc sống ở ngay trong ta chứ không phải ở bên ngoài… Cuộc sống là một tặng vật quý báu. Cuộc sống là hạnh phúc. Mỗi giây phút được sống có thể trở thành một thế kỉ hạnh phúc… Anh! Em thề với anh rằng em sẽ không để mất hi vọng và sẽ giữ cho tâm hồn mình trong sạch”.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: pushkin, bài thơ tôi yêu em của nhà thơ puskin

Dostoievsky chịu ảnh hưởng của tư tưởng cách mạng dân chủ

        Năm 1843, Dostoievsky tốt nghiệp trường Cao đẳng và được bổ về phục vụ ở Vụ Kỹ thuật Peterburg. Nhân dịp nhà văn Balzac sang thăm Peterburg vào tháng 7 năm 1843, Dostoievsky dịch tiểu thuyết Eugenie Grandetra tiếng Nga. Quá trình dịch tác phẩm này đã giúp nhà văn tích luỹ được một vốn kinh nghiệm quý báu. Cuốn sách của Balzac có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành phong cách Dostoievsky trong giai đoạn đầu sáng tác.

         Cuối năm 1844, Dostoievsky xin giải ngũ để dành trọn cuộc đời cho sáng tác văn chương. Giữa năm 1845, Dostoievsky hoàn tất việc sửa chữa đến lần thứ ba bản thảo tiểu thuyết đầu tay Những người nghèo và đưa cho người bạn văn đã từng học với ông ở trường Cao đẳng là Dmitri Grigorovich đọc và góp ý. Đêm hôm đó, Grigorovich cùng với nhà thơ trẻ Nikolai Nekrasov dự định chi “lật vài trang bàn thào” rồi đi ngủ. Nhưng hai nhà văn trẻ đã không dứt được ra khỏi trang tiểu thuyết cua Dostoievsky mà đọc tới gần sáng, rồi cả hai hào hứng chạy tói nhà Dostoievsky chia sẻ cảm xúc tràn ngập trong lòng họ.


Dostoievsky


         Sáng hôm sau, hai người bạn văn đem bản thảo tới cho nhà phê bình danh tiếng V. Belinsky và tuyên bổ: “Một Gogol mới xuất hiện!”. Belinsky cười và nói đùa “Chỗ các anh thì Gogol mọc như nấm!”, nhưng cũng nhận lấy bản thảo. Đọc xong, nhà phê bình ngay lập tức cho mời Dostoievsky tới và vui mừng tuyên bố với nhà văn trẻ: “Chính anh có hiểu là anh đã viết nên một tác phẩm thế nào không? Bằng cảm nhận trực tiếp, như một nghệ sĩ, anh đã có thể viết ra một tác phẩm như thế, nhưng anh có ý thức được toàn bộ cái sự thật khủng khiếp mà anh đã chỉ ra cho chúng tôi không? Không thể nào, anh, với hai mươi tuổi đầu, đã có thể hiểu hết được điều đó… Là một nghệ sĩ, anh đã được sự thật mở rộng cánh cửa và ban cho tài năng, anh hãy biết quý trọng tài năng đó và trung thành với nó, anh sẽ trở thành một nhà văn vĩ đại!”. Dostoievsky ghi nhớ giây phút chính thức bước vào làng văn ấy như “giây phút kì diệu nhất” của cuộc đời mình.

         Trong thời gian gần gũi với Belinsky, Dostoievsky chịu ảnh hưởng không nhỏ của tư tưởng cách mạng dân chủ. Tuy vậy, niềm tin tôn giáo của nhà văn mâu thuẫn nặng nề với hệ tư tưởng vô thần của nhà phê bình. Đó là một trong những nguyên nhân quan trọng chia rẽ nhà văn với nhà phê bình về sau này.



Cuộc đời của Fedor Dostoievsky từ năm 1833

       Từ năm 1833, Fedor Dostoievsky cùng anh trai Mikhail được cha cho theo học ở trường bán trú, rồi trường trung học nội trú tư nhân ờ Moskva. Hai anh em đều say mê với những giờ văn học. Mikhail mơ ước trở thành nhà thơ, còn Fedor – nhà văn. Cả hai đều mê đọc sách. Fedor mê mải với những trang sách của Homer, Dante, Cervantes, Shakespeare, Goethe, Schiller, Hoíímann, Hugo, Balzac… Nền văn học Nga lúc đó với những tên tuổi như Karamzin, Zhukovsky, Derzhavin, Griboedov, Gogol, Lermontov, Belinsky và đặc biệt là thần tượng Pushkin không chỉ là niềm dam mê của Dostoievsky, mà còn dấy lên những ước vọng lớn lao trong lòng nhà văn tương lai.

        Tuy nhiên, bên cạnh những tác phẩm kinh điển của nền “văn học lớn” với tính tư tưởng sâu sắc, Fedor say mê đọc cả những tác phẩm vốn bị coi là “văn chương giải trí” đáp ứng thị hiếu của đông đảo công chúng như loại “tiểu thuyết đen gôtic” rùng rợn ma quái của Ann w. Radcliffe, “tiểu thuyết phiêu lưu hè phố” đăng tải nhiều kì của Eugene Sue. Sau này, các tiểu thuyết của Dostoievsky cũng sẽ đòi hỏi ở độc giả một sự “xáo trộn thị hiếu” kì lạ tương tự như vậy: những vấn đề lớn lao của tư tường được xây dựng trên cơ sở những cốt truyện phiêu lưu, hình sự tràn ngập tính ngẫu nhiên, tình cờ, với những điều bí ẩn cần phải khám phá, những tính cách luôn đột biến để “không trùng khít với chính mình”.


Dostoievsky


      Tháng 2 năm 1837, mẹ của Dostoievsky qua đời. Cùng năm ấy, dân tộc Nga cũng phải chịu cái tang lớn của Pushkin. Sau khi chôn cất mẹ, trở lại trường nội trú, Fedor mới biết tin về cái chết của Pushkin. Cậu tâm sự với anh Mikhail ràng nếu gia đình không có tang thì thế nào cậu cũng xin cha cho phép được để tang Pushkin. Cũng trong năm này, bất chấp những mộng ước văn chương của Mikhail và Fedor, người cha gửi hai anh em đến Peterburg luyện thi vào trường Cao đảng Kỳ thuật công binh. Năm 1838, Mikhail không vào được trường này vì không đủ sức khoẻ, còn Fedor miễn cưỡng vào đó học và vẫn không từ bỏ ước vọng trở thành nhà văn.

       Tháng 7 năm 1839, cha của nhà văn qua đời cùng với những lời đồn đại rằng ông ta đã đối xử tàn tệ với nông nô trong trang trại của mình, tằng tịu với một số cô gái nông dân còn rất trẻ ở thôn Cheremosnya, cuối cùng bị thân nhân của những cô gái này giết chết. Cho đến nay, một số nhà nghiên cứu đưa ra những chứng cứ khẳng định rằng những lời đồn đại ấy là không đúng sự thật (trên giấy tờ cha của nhà văn chết vì nhồi máu cơ tim), tuy nhiên, những lời đồn đại đã từng tồn tại và tác động nặng nề đến tâm hồn Dostoievsky.

        Giả thuyết cho rằng cơn động kinh đầu tiên của Dostoievsky bắt đầu ngay sau khi được tin người cha qua đời không phải là không có cơ sở. Kết hợp những lời đồn đại về nhân cách của người cha Dostoievsky với sáng tác của nhà văn (đặc biệt qua hình tượng người cha Fedor Karamazov trong tiểu thuyết Anh em nhà Karamazov), trong bài báo nổi tiếng Dostoievsky và sự giết cha, nhà phân tâm học S.Freud đưa ra giả thuyết về “hội chứng giết cha” trong tâm tưởng của Dostoievsky. Giả thuyết thiên về bệnh lí học này mở đâu cho khuynh hướng tiếp cận Dostoievsky từ góc độ phân tâm học.




Từ khóa tìm kiếm nhiều: văn học nga, pushkin

Sáng tác của Dostoievsky nói nhiều về cái không đẹp

        Dostoievsky từng hồi tưởng về tình bạn trẻ thơ của mình với một cô bé xanh xao, gầy gò, rách rưới, “con gái của người đánh xe hay nấu bếp gì đó”. Chính cô bé đã dạy cho cậu cách nhìn cuộc đời khi chi cho cậu xem một bông hoa nhỏ: “Nhìn này, bông hoa thật đẹp, thật tốt!”. Đốivới cô bé, cũng như đối với Dostoievsky sau này, đẹp gần như đồng nghĩa với tốt. Phạm trù thẩm mỹ trong sáng tác của ông bao giờ cũng trăn trở hòa trộn với phạm trù đạo đức.

         Câu chuyện về cô bé láng giềng có một kết cục thương tâm. Một buổi sáng, người ta tìm thấy cô bé nằm trên một bãi đất hoang, bị mộtkẻ say rượu hãm hiếp, bị băng huyết… người ta sai Fedia’ đi gọi bác sĩ,nhưng không còn kịp nữa. Cô bé qua đời khi chưa đầy chín tuổi. SángDostoievsky sau này sẽ nói rất nhiêu về những tội ác của conngười, đối với ông, một trong những “tội ác khủng khiếp nhất không thểđược tha thứ” chính là lăng nhục và hãm hại trẻ thơ.


Dostoievsky


          Kỉ niệm về cô bạn thuở thiếu thời vừa như một trải nghiệm bi kịch khủng khiếp, vừa như một tầm nguyện. Cùng với những trang sách của Schiller, kỉ niệm ấy dường như củng cố trong lòng Dostoievsky niềm tin: “Cái đẹp sẽ cứu thể giới!”. Sáng tác của Dostoievsky nói nhiều về cái không đẹp đến khủng khiếp, nhưng ông không vì thế mà đánh mất niềm tin vào ý hướng tới cái đẹp như khả năng cứu rỗi thế giới, m tin Vào năm 183 người cha tậu được một trang trại gồm hai thôn nhỏ Darovoye và Cheremosnya ở vùng Tula, gần Moskva.

          Nhờ vậy cậu bé – Fedia có dịp quan sát và tiếp xúc với những người nông nô. Hình ảnhAgraíena, một cô gái ngây dại lang thang trong thôn Darovoye, đã để lại một ấn tượng ám ảnh trong lòng Fedia, đặc biệt là khi cô ta bị một kẻ vô lại hãm hiếp, trở thành một người đàn bà bụng mang dạ chửa vôgia cư. Hình ảnh người đàn bà ngây dại bị lăng nhục ấy sau này sẽ phản chiếu vào tiểu thuyết Anh em nhà Karamazov, phạm trù “ngây dại” cũng sẽ trờ thành một trong những phạm trù quan trọng đối với toàn bộ sáng tác của Dostoievsky.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: nhà thơ puskin, tôi yêu em của puskin

Giới thiệu về nhà văn Dostoievsky

       Dostoievsky không chỉ là nhà văn vĩ đại của nước Nga thế kỉ XIX, mà còn là một trong “những người khổng lồ” của văn học thế giới. Sáng tác của Dostoievsky xác lập một loại hình tư duy nghệ thuật mới mang tính nhân văn sâu sắc tạo tiền đề cho nhiều khuynh hướng văn chương và tư tưởng đặc biệt phát triển trong thế kỉ XX.

        Dấu ấn Dostoievsky không chỉ in đậm trong sáng tác của nhiều thế hệ nhà văn kế tiếp của nhân loại, mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến thế giới tư tưởng và ý thức của con người trong xã hội hiện đại.


Dostoievsky


       Mặc dù tên tuổi của Dostoievsky đã được nhắc đến trên văn đàn Việt Nam từ những năm 1930 và những tác phẩm lớn của ông cho đến những năm 1980 đã được dịch tương đối đầy đủ, nhưng việc tiếp nhận Dostoievsky ở nước ta diễn ra có phần khó khăn và phức tạp bởi nhiều lí do chủ quan và khách quan. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập với văn hóa thế giới, dưới ảnh hưởng của những uy tín văn hóa lớn của phương Tây (từ F. Nietzsche, s. Freud Gide, A. Camus đến s. Zweig, o. Paz) và Nga (V. Soloviev, M. Bakhtin), việc tiếp nhận Dostoievsky ngày một trở nên bức thiết hơn đối với văn học Việt Nam hiện đại.

         Có thể thấy bóng dáng tư tưởng và hình tượng của Dostoievsky trong sáng tác của Nhất Linh (Bướm trắng), Nam Cao (Người hàng xóm), Vũ Bằng (Em ơi đừng tuyệt vọng), Nguyễn Huy Thiệp (Không có vua), Nguyễn Việt Hà (Cơ hội của Chúa), Tạ Duy Anh (Di tìm nhân vật)…



Từ khóa tìm kiếm nhiều: tác phẩm văn học nga, tôi yêu em của puskin

Dostoievsky và những kỉ niệm

       Dostoievsky từng tuyên bố: “Tôi là đứa con của thế kỉ!”. Cuộc đời và sáng tác của nhà văn phản chiếu những mâu thuẫn gay gắt và cà những khát vọng khó có thể đạt tới của thời đại.

       Fedor Mikhailovich Dostoievsky sinh năm 1821 trong một nhà thương làm phúc tại Moskva vì cha ông là một bác sĩ quân y lúc đó đang phục vụ tại nhà thương này. Từ nhỏ, Dostoievsky đã phải chứng kiến những người dân nghèo lâm vào cảnh khốn cùng được đưa vào nhà thương này và sau đó phần lớn là ra nghĩa trang. Trong gia đình ông thường xuyên phải đau lòng vì những mâu thuẫn giữa người mẹ hiền lành, mộ đạo với người cha độc đoán gia trưởng, tính tình keo bẩn.

Dostoievsky


       Người mẹ hiền lành mộ đạo chính là người dạy Dostoievsky đọc sách. Cuốn sách đầu tiên và cũng là cuốn sách ám ảnh Dostoievsky suốt đời là Kinh Thánh. Cậu bé Fedor không chỉ thuộc lòng những câu chuyện ngụ ngôn về thế giới huyền thoại đã định hình dưới sự sắp đặt của Chúa trong Kỉnh Cựu ước, mà còn trăn trở trên những trang Sách Joptrong Kỉnh Tân ước với những khổ đau cùng cực thử thách niềm tin tới hạn của con người.

       Tuổi thơ của Dostoievsky không có nhiều biến động. Nhưng ấn tượng từ những sự kiện tưởng như nhỏ bé của tuổi thơ ấy lại đặc biệt có ý nghĩa đối với cả quãng đời sau này của nhà văn. Trong cuốn tiểu thuyết cuối cùng của Dostoievsky Anh em nhà Karamazovnhân vật Aliosha khẳng định: “Không có gì cao quý, lành mạnh và có ích cho cuộc sống phía trước hơn một ki niệm tốt lành nào đó trải nghiệm từ thời thơ ấu, từ mái nhà cha mẹ… Nếu cóp nhặt được nhiều kỉ niệm như vậy thì cả cuộc đời sẽ được cứu rỗi, và thậm chí cả khi dù chỉ một kỉ niệm tốt lành còn lại trong trái tim ta, thì một ngày kia nó cũng có thể trở thành cứu cánh cho ta”. Những kỉ niệm từ thời thơ ấu của Dostoievsky nhiều phần đau xót, nhưng nhà văn trân trọng gìn giữ phần tốt lành nhất từ những kỉ niệm ấy như niềm cứu rỗi cho suốt cả cuộc đời.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: tác phẩm văn học nga, nhà thơ puskin

Nhân vật trong truyện của Pushkin

      Pushkin tận dụng quan niệm của độc giả về tính cách của hai dân tộc Đức và Nga để triển khai hai nét tính cách mâu thuẫn trong nhân vật Gherman: chừng mực và đam mê, tham vọng. Hai nét tính cách mâu thuẫn này được triển khai trong nhân vật ở từng giai đoạn phát triến của sự kiện. Yếu tố kì ảo được Pushkin sử dụng trong tác phẩm đề nhấn mạnh bản chất hiện thực của nhân vật và hoàn toàn có thể lí giải được từ tính cách nhân vật.

      Câu chuyện về bà bá tước với ba quân bài thực chất được tất cả những người nghe trong sòng bạc và chính bà bá tước coi là một “chuyện đùa”, “chuyện bịa”, “chuyện tiếu lâm”. Ba quân bài thực ra chẳng có gì thần bí: quân 3, 7 ứng với nếp sống chừng mực, với sự tính toán trăn trở chính bên trong Gherman; quân Xì (A) vốn là chủ bài ứng với “tham vọng Napoléon” của nhân vật. Những điều kiện mà hồn ma bà bá tước đưa ra thực chất có thể là lời tự nhủ của chính nhân vật. Bản thân sự xuất hiện của hồn ma, những “nụ cười giễu cợt” có thể lí giải bằng tâm trạng mê muội và tuyệt vọng của nhân vật sau cái chết của bà bá tước.

Pushkin


      Tham vọng tiền bạc ở Gherman không hẳn đã là sai trái. Gherman dường như muốn đòi lẽ công bàng khi nói với bà bá tước: “Phu nhân giữ bí quyết này cho ai? Cho các con cháu của phu nhân à? Không có bí quyết ấy thì họ cũng đã giàu lắm rồi. Họ lại không biết giá trị của đồng tiền… Còn tôi, tôi là một người chí thú: tôi biết giá trị của đồng tiền”. Tuy nhiên, đúng như Tomsky nhận định: Gherman có “diện mạo của Napoléon và linh hồn của quỷ Mephistopheles”, “anh ta thì không từ một việc gì cà” và “trong lương tâm anh ta phải có đến ba án mạng là ít”. Khát vọng làm giàu gấp gáp bàng bất cứ giá nào đã thúc đẩy

      Gherman nhúng tay vào tội ác. Anh đã bức tử bà già, một “thứ xác uớp biết đi” nhưng dù sao vẫn là một sinh thể; anh đã lăng nhục tình yêu của cô gái Lizaveta bất hạnh. Trở thành kẻ ác, nhân vật không thể đạt được mục đích của mình bởi không xứng đáng với nó.

      Nhân vật Gherman khơi dòng cho loại hình tượng mới trong văn học Nga, hình tượng chàng trai trẻ tuổi trong canh bạc cuộc đời với khát vọng nhanh chóng đổi thay cuộc sống bằng bất cứ giá nào, với những lầm lạc mang tính bi kịch. Con đầm Pichcủa Pushkin gợi cảm hứng trực tiếp cho những tiểu thuyết như Con bạc, Tội ác và hình phạt, Chàng thiếu niên của Dostoievsky sau này. Có thể tìm thấy ảnh hưởng của kiểu nhân vật này tới sáng tác của một số nhà văn Việt Nam hiện đại. Truyện Huyên thoại phổ phường của Nguyễn Huy Thiệp mang bóng dáng của Con đầm Pich cả về phương diện nội dung lẫn thủ pháp nghệ thuật.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: puskin, bài thơ tôi yêu em

Những kiệt tác văn xuôi và con đầm Pich

    Với những tác phẩm Người Arap của Piotr đại đế (1828), Truyện Belkỉn(1830), Dubrovsky(1832), Con đầm Pich(1833), Người con gái viên đại úy (1836), Pushkin còn là người đặt nền móng cho văn xuôi Nga hiện đại. Ông luôn ý thức văn xuôi phải được viết ra bằng “ngôn ngữ tư duy”: “giản dị, hàm súc, sáng rõ” và “chính xác”. Chính vì vậy mà ông đã sáng tạo nên những áng “văn xuôi trong suốt” đặc biệt có ý nghĩa tư tưởng và thể hiện tinh thần nhân đạo một cách sâu sắc.

     Câu chuyện về cái chết và tình yêu bất hạnh của người công chức nhỏ Samson Vưrin với cô con gái “lầm lạc” trốn đi cùng một chàng thanh niên quý tộc trong truyện ngắn Người coi trạm (in trong tập Truyện Belkirí) mở đầu cho hình tượng “con người nhỏ bé” nổi tiếng trong văn học Nga.

Pushkin


     Tiểu thuyết lịch sử Người con gái viên đại úy lần đầu tiên trong văn học Nga đưa ra hình tượng người thanh niên trẻ tuổi bắt đầu ý thức về cuộc sống và nâng vấn đề chiến tranh và hòa bình, quý tộc và nông dân lên phạm vi dân tộc, nhân loại khơi nguồn cho sáng tác của F.Dostoievsky, L. Tolstoy sau này.

      Trong số tất cả những tác phẩm văn xuôi của Pushkin, Con đầm Pich có một vị trí đặc biệt. Truyện ngắn không chỉ phản ánh thực tại một cách sâu sắc mà còn có ý nghĩa dự báo lớn lao về cuộc khủng hoảng tinh thần của con người trong xã hội đồng tiền hiện đại.

       Nhân vật chính trong truyện là Gherman, một sĩ quan công binh trẻ tuổi vốn là con của một người Đức tới lập nghiệp ở Nga. Là một người biết kiềm chế, sống chừng mực, tiết kiệm và chăm làm, Gherman kiên quyết chì sống bằng đồng lương và không động đến vốn liếng nhỏ mà người cha để lại cho anh. Khả năng kiềm chế đã giúp cho Gherman, dù dam mê bài bạc và từng ngồi thâu đêm bên chiếu bạc, nhưng chưa một lần động đến một quân bài.

      Một hôm, Gherman nghe tay sĩ quan Tomsky kê câu chuyện vê bí quyêt của ba quân bài bày mươi năm trước đã giúp bà anh ta, một nữ bá tước, thắng ba canh bạc lớn. Lợi dụng tìnhcảm của Lizaveta, cô gái bất hạnh, con nuôi mà cũng như người hầu của bà bá tước, Gherman đột nhập được vào phòng của bà ta và cầu xin bí quyết của ba quân bài. Nhưng bà bá tước sợ hãi đã đột từ. Ba ngày sau, Gherman đến đám tang bà bá tước và kinh hoàng khi thấy xác chết nháy mắt giễu cợt mình.

Pushkin


     Tối hôm đó dường như hồn ma bà bá tước hiện về cho anh bí quyết của ba quân bài với điều kiện sau ba ván thắng, anh sẽ không được chơi bài nữa và phải chăm lo cho Lizaveta. Gherman thu thập toàn bộ vốn liếng để chơi ba ván bài “long trời lở đất*’. Hai ván đầu với quân 3 và quân 7, Gherman thắng. Ván thứ ba, Gherman đinh ninh trong tay mình là quân Xì (A) hóa ra lại là một quân đầm Pich (Qa), hình vẽ trên quân bài “giống bà bá tước một cách kì dị” và cũng “nháy mắt cười giễu cợt” anh ta. Gherman thua sạch và hóa điên.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: van hoc nga, bài thơ tôi yêu em

Phong cách dân gian của Pushkin

    Đúng là nghệ thuật phỏng phong cách dân gian của Pushkin đã đạt tới trình độ bậc thầy. Vì thế, nếu chỉ nhìn trên bề mặt, người ta thấy các truyện cổ tích của Pushkin không có gì khác biệt với truyện cổ tích dân gian. Song, khi phân tích kỹ chiều sâu cấu trúc của truyện kể, ta lại nhận ra những nét khác biệt căn bản giữa tác phẩm của nhà văn với tư duy truyện kể dân gian.

    Pushkin không phải nhà sưu tầm văn hóa dân gian, hình thức và “cái cốt” của những câu chuyện dân gian được nhà văn sử dụng không chỉ để “dân chủ hóa” văn học, mà cái chính là để truyền tải một “tiếng nói mới” mang tính thời sự và cả ý nghĩa triết lí lớn lao về con người và thế giới. “Ý nghĩa mới” trong những câu chuyện cổ tích của Pushkin thực chất là sự cộng hưởng hàm ý của cốt truyện dân gian với hơi thở của thực tại đương đại.

    Khuynh hướng gợi liên tưởng kết nối cái “ngày xưa” trong câu chuyện kể với những vấn đề bức thiết trong thực tại đời sống đương đại của dân tộc, nhân loại làm cho truyện cổ tích của Pushkin không chỉ có ý nghĩa thời sự bức thiết mà còn trở thành tiếng nói dự báo về cảm quan con người trong cuộc sống hiện đại.

Pushkin


    Không phải ngẫu nhiên, Người đánh cá và con cá nhỏ được sáng tác trong cùng một năm với kiệt tác Con đầm Pich(1833) của Pushkin: hai tác phẩm đồng thời trở thành những lời cảnh báo đầu tiên về cuộc khủng hoảng tinh thần của con người trong thế giới đang có khuynh hướng trần tục hóa đến dung tục. Người đảnh cá và con cả nhỏ của Pushkin là một trong những tác phẩm đầu tiên trong văn học thế giới kiến tạo huyền thoại mới về thân phận bi đát của con người trong thế giới không còn có Chúa trời và phép lạ, khi con người phải tự mình đổi mặt với chính mình trong những khát khao vươn lên ngang tầm

    Thượng đế, hay cố gắng tìm sự bình yên trong chính bản thân mình. Từ Người đánh cá và con cá nhỏ của A. Pushkin đến Trường ca về Đại pháp quan (ôn giáo trong Anh em nhà Karamazov(1879 — 1880) của F. Dostoevsky chỉ còn có một bước. Năm 1951 – 1952, trong Ỏng già và biển cả, E. Hemingway thay thế bà vợ người đánh cá bàng cậu bé Manolin và để ông lão Santiago của mình kiên cường ra khơi, rồi trớ về với con cá khống lồ chỉ còn là một bộ xương. Phải chăng đó là sự tiếp tục mạch suy tưởng huyền thoại của Pushkin?



Từ khóa tìm kiếm nhiều: van hoc nga, puskin

Quan niệm tự do của con người trong tác phẩm của Pushkin

     Nhìn từ sự tổng hòa các yếu tố văn hóa dân gian với văn hóa Thiên Chúa giáo trong tác phẩm, có thể thấy, bằng một hệ thống biểu tượng phức hợp, Pushkin đã kiến tạo nên tình huống xung đột gay gắt giữa hai lẽ sổng, hai giải pháp đổi thay thế giới, hay hai quan niệm của con người về tự do:

1) Giải pháp Thượng đế – “giải pháp tình thương” tự giác, vị tha hay quan niệm về tự do tinh thần nội tại của ông lão (ứng với “tấmgương cứu chuộc” cho cả thế giới của Đấng Cứu thế như người “người hơn hết trong mọi con người”);

2) Giải pháp Trần gian – giải pháp bạo lực, tự phát, vị kỉ hay quan niệm của bà lão về tự do như vị thế có được nhờ vật chất, quyền lực, như sự “nổi loạn” chống lại trật tự thế giới do Đấng Tối cao sắp đặt. Điều trớ trêu trong truyện của Pushkin là ở chỗ: trong thời đại phép lạ không còn là điểm tựa tinh thần cho con người, chỉ còn ý nghĩa thuần túy vật chất, quyền lực, giải pháp Trần gian chiếm ưu thế, nó lấn át, chi phối giải pháp Thượng đế.


Pushkin


     Xung đột giữa hai lẽ sống dẫn đến một kết cục buồn thể hiện qua kết cấu vòng tròn của tác phẩm. Tác phẩm kết thúc bằng việc “biển nổi sóng ầm ầm”, cá vàng “quẫy đuôi lặn sâu xuống đáy biển”, còn trước mắt ông lão là hình ảnh “lại vẫn căn hầm đất”, “mụ vợ xưa” và “cái máng sứt vỡ”. Huyền thoại của Pushkin chỉ rasự bi đácủa thân phận con người.Con người trong tham vọng tự do tột cùng vịkỉ của mình – tham vọng bằng mọi giá “nổi loạn” vươn lên ngang tầm Thượng đế, cuối cùng lại trở về điểm xuất phát ban đầu, cũng chẳng khác gì kẻ vị tha chỉ biết làm việc thiện, mong được “yên thân” mà chẳng được yên thân.

     “Con cá vàng” chỉ là sự mê hoặc thử thách ý chí con người trong hành trình tìm chân lí. Rốt cục, đó chỉ là một “con cá nhỏ” được thả bởi lòng thương, hoặc vuột khỏi tay bởi lòng tham. Cuộc sống con người thế nào vẫn chỉ là sự tồn tại bên “căn hầm cũ”, “mụ vợ xưa” với một “cái máng sứt vỡ”! Triết lí ấy mang đậm tinh thần của huyền thoại sisyphe/ tinh thần sẽ được các nhà hiện sinh chù nghĩa thế ki XX triển khai như tư tưởng cơ bản về cuộc sống con người.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: pushkin, tôi yêu em puskin

Dostoievsky và miền kí ức

      Dostoievsky nhớ mãi vòng tay mạnh mẽ, ấm áp với “những móng tay vấy bẩn đất bùn” và nụ cười “hiền nhu mẹ”. Năm 1876, ông kể lại câu chuyện này trong: Nhật kỉ nhà văn như một sự kiện có ý nghĩa định hướng cho cuộc đời ông. Trong sáng tác của mình sau này, Dostoievsky sẽ viết rất nhiều về những “con sói” trong cuộc đời và trong lòng người, nhưng bao giờ ông cũng đấu tranh để vượt qua những ám ảnh khủng khiếp, định hướng vào Chúa và vòng tay yêu thương của người nông dân.

Từ năm 1833, Fedor Dostoievsky cùng anh trai Mikhail được cha cho theo học ở trường bán trú, rồi trường trung học nội trú tư nhân ờ Moskva. Hai anh em đều say mê với những giờ văn học. Mikhail mơ ước trở thành nhà thơ, còn Fedor – nhà văn. Cả hai đều mê đọc sách. Fedor mê mải với những trang sách của Homer, Dante, Cervantes, Shakespeare, Goethe, Schiller, Hoíímann, Hugo, Balzac… Nền văn học Nga lúc đó với những tên tuổi như Karamzin, Zhukovsky, Derzhavin, Griboedov, Gogol, Lermontov, Belinsky và đặc biệt là thần tượng Pushkin không chỉ là niềm dam mê của Dostoievsky, mà còn dấy lên những ước vọng lớn lao trong lòng nhà văn tương lai.


Dostoievsky


Tuy nhiên, bên cạnh những tác phẩm kinh điển của nền “văn học lớn” với tính tư tưởng sâu sắc, Fedor say mê đọc cả những tác phẩm vốn bị coi là “văn chương giải trí” đáp ứng thị hiếu của đông đảo công chúng như loại “tiểu thuyết đen gôtic” rùng rợn ma quái của Ann w. Radcliffe, “tiểu thuyết phiêu lưu hè phố” đăng tải nhiều kì của Eugene Sue.

Sau này, các tiểu thuyết của Dostoievsky cũng sẽ đòi hỏi ở độc giả một sự “xáo trộn thị hiếu” kì lạ tương tự như vậy: những vấn đề lớn lao của tư tường được xây dựng trên cơ sở những cốt truyện phiêu lưu, hình sự tràn ngập tính ngẫu nhiên, tình cờ, với những điều bí ẩn cần phải khám phá, những tính cách luôn đột biến để “không trùng khít với chính mình”.

Tháng 2 năm 1837, mẹ của Dostoievsky qua đời. Cùng năm ấy, dân tộc Nga cũng phải chịu cái tang lớn của Pushkin. Sau khi chôn cất mẹ, trở lại trường nội trú, Fedor mới biết tin về cái chết của Pushkin. Cậu tâm sự với anh Mikhail rằng nếu gia đình không có tang thì thế nào cậu cũng xin cha cho phép được để tang Pushkin.

Cũng trong năm này, bất chấp những mộng ước văn chương của Mikhail và Fedor, người cha gửi hai anh em đến Peterburg luyện thi vào trường Cao đảng Kỳ thuật công binh. Năm1838, Mikhail không vào được trường này vì không đủ sức khoẻ, còn Fedor miễn cưỡng vào đó học và vẫn không từ bỏ ước vọng trở thành nhà văn.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: văn học nga, tôi yêu em puskin

Dostoievsky nhà văn lớn của nền văn học Nga

Dostoievsky không chỉ là nhà văn vĩ đại của nước Nga thế kỉ XIX, mà còn là một trong “những người khổng lồ” của văn học thế giới. Sáng tác của Dostoievsky xác lập một loại hình tư duy nghệ thuật mới mang tính nhân văn sâu sắc tạo tiền đề cho nhiều khuynh hướng văn chương và tư tưởng đặc biệt phát triển trong thế kỉ XX.

Dấu ấn Dostoievsky không chỉ in đậm trong sáng tác của nhiều thế hệ nhà văn kế tiếp của nhân loại, mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến thế giới tư tưởng và ý thức của con người trong xã hội hiện đại.

Mặc dù tên tuổi của Dostoievsky đã được nhắc đến trên văn đàn Việt Nam từ những năm 1930 và những tác phẩm lớn của ông cho đến những năm 1980 đã được dịch tương đối đầy đủ, nhưng việc tiếp nhận Dostoievsky ở nước ta diễn ra có phần khó khăn và phức tạp bởi nhiều lí do chủ quan và khách quan. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập với văn hóa thế giới, dưới ảnh hưởng của những uy tín văn hóa lớn của phương Tây. Dostoievsky từng tuyên bố: “Tôi là đứa con của thế kỉ!”. Cuộc đòi và sáng tác của nhà văn phản chiếu những mâu thuẫn gay gắt và cà những khát vọng khó có thể đạt tới của thời đại.

Dostoievsky


Fedor Mikhailovich Dostoievsky sinh năm 1821 trong một nhà thương làm phúc tại Moskva vì cha ông là một bác sĩ quân y lúc đó đang phục vụ tại nhà thương này. Từ nhỏ, Dostoievsky đã phải chứng kiến những người dân nghèo lâm vào cảnh khốn cùng được đưa vào nhà thương này và sau đó phần lớn là ra nghĩa trang. Trong gia đình ông thường xuyên phải đau lòng vì những mâu thuẫn giữa người mẹ hiền lành, mộ đạo với người cha độc đoán gia trưởng, tính tình keo bẩn.

Người mẹ hiền lành mộ đạo chính là người dạy Dostoievsky đọc sách. Cuốn sách đầu tiên và cũng là cuốn sách ám ảnh Dostoievsky suốt đời là Kinh Thánh. Cậu bé Fedor không chỉ thuộc lòng những câu chuyện ngụ ngôn về thế giới huyền thoại đã định hình dưới sự sắp đặt của Chúa trong Kỉnh Cựu ước, mà còn trăn trở trên những trang Sách Joptrong Kỉnh Tân ước với những khổ đau cùng cực thử thách niềm tin tới hạn của con người.

Tuổi thơ của Dostoievsky không có nhiều biến động. Nhưng ấn tượng từ những sự kiện tưởng như nhỏ bé của tuổi thơ ấy lại đặc biệt có ý nghĩa đối với cả quãng đời sau này của nhà văn. Trong cuốn tiểu thuyết cuối cùng của Dostoievsky Anh em nhà Karamazovnhân vật Aliosha khẳng định: “Không có gì cao quý, lành mạnh và có ích cho cuộc sống phía trước hơn một ki niệm tốt lành nào đó trải nghiệm từ thời thơ ấu, từ mái nhà cha mẹ…

Nếu cóp nhặt được nhiều kỉ niệm như vậy thì cả cuộc đời sẽ được cứu rỗi, và thậm chí cả khi dù chỉ một kỉ niệm tốt lành còn lại trong trái tim ta, thì một ngày kia nó cũng có thể trở thành cứu cánh cho ta”. Những kỉ niệm từ thời thơ ấu của Dostoievsky nhiều phần đau xót, nhưng nhà văn trân trọng gìn giữ phần tốt lành nhất từ những kỉ niệm ấy như niềm cứu rỗi cho suốt cả cuộc đời.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: văn học nga, pushkin

Gherman hình tượng nhân vật văn học Nga

Pushkin tận dụng quan niệm của độc giả về tính cách của hai dân tộc Đức và Nga để triển khai hai nét tính cách mâu thuẫn trong nhân vật Gherman: chừng mực và đam mê, tham vọng. Hai nét tính cách mâu thuẫn này được triển khai trong nhân vật ở từng giai đoạn phát triến của sự kiện. Yếu tố kì ảo được Pushkin sử dụng trong tác phẩm để nhấn mạnh bản chất hiện thực của nhân vật và hoàn toàn có thể lí giải được từ tính cách nhân vật.

Câu chuyện về bà bá tước với ba quân bài thực chất được tất cả những người nghe trong sòng bạc và chính bà bá tước coi là một “chuyện đùa”, “chuyện bịa”, “chuyện tiếu lâm”. Ba quân bài thực ra chẳng có gì thần bí: quân 3, 7 ứng với nếp sống chừng mực, với sự tính toán trăn trở chính bên trong Gherman; quân Xì (A) vốn là chủ bài ứng với “tham vọng Napoléon” của nhân vật. Những điều kiện mà hồn ma bà bá tước đưa ra thực chất có thể là lời tự nhủ của chính nhân vật. Bản thân sự xuất hiện của hồn ma, những “nụ cười giễu cợt” có thể lí giải bằng tâm trạng mê muội và tuyệt vọng của nhân vật sau cái chết của bà bá tước.

con đầm pích



Tham vọng tiền bạc ở Gherman không hẳn đã là sai trái. Gherman dường như muốn đòi lẽ công bàng khi nói với bà bá tước: “Phu nhân giữ bí quyết này cho ai? Cho các con cháu của phu nhân à? Không có bí quyết ấy thì họ cũng đã giàu lắm rồi. Họ lại không biết giá trị của đồng tiền… Còn tôi, tôi là một người chí thú: tôi biết giá trị của đồng tiền”. Tuy nhiên, đúng như Tomsky nhận định: Gherman có “diện mạo của Napoléon và linh hồn của quỷ Mephistopheles”, “anh ta thì không từ một việc gì cà” và “trong lương tâm anh ta phải có đến ba án mạng là ít”. Khát vọng làm giàu gấp gáp bàng bất cứ giá nào đã thúc đẩy

Gherman nhúng tay vào tội ác. Anh đã bức tử bà già, một “thứ xác uớp biết đi” nhưng dù sao vẫn là một sinh thể; anh đã lăng nhục tình yêu của cô gái Lizaveta bất hạnh. Trở thành kẻ ác, nhân vật không thể đạt được mục đích của mình bởi không xứng đáng với nó.

Nhân vật Gherman khơi dòng cho loại hình tượng mới trong văn họcNga, hình tượng chàng trai trẻ tuổi trong canh bạc cuộc đời với khát vọng nhanh chóng đổi thay cuộc sống bằng bất cứ giá nào, với những lầm lạc mang tính bi kịch. Con đầm Pichcủa Pushkin gợi cảm hứng trực tiếp cho những tiểu thuyết như Con bạc, Tội ác và hình phạt, Chàng thiếu niên của Dostoievsky sau này. 

Pushkin tận dụng quan niệm của độc giả về tính cách của hai dân tộc Đức và Nga để triển khai hai nét tính cách mâu thuẫn trong nhân vật Gherman: chừng mực và đam mê, tham vọng. Hai nét tính cách mâu thuẫn này được triển khai trong nhân vật ở từng giai đoạn phát triến của sự kiện. Yếu tố kì ảo được Pushkin sử dụng trong tác phẩm để nhấn mạnh bản chất hiện thực của nhân vật và hoàn toàn có thể lí giải được từ tính cách nhân vật. Câu chuyện về bà bá tước với ba quân bài thực chất được tất cả những người nghe trong sòng bạc và chính bà bá tước coi là một “chuyện đùa”, “chuyện bịa”, “chuyện tiếu lâm”. Ba quân bài thực ra chẳng có gì thần bí: quân 3, 7 ứng với nếp sống chừng mực, với sự tính toán trăn trở chính bên trong Gherman; quân Xì (A) vốn là chủ bài ứng với “tham vọng Napoléon” của nhân vật. Những điều kiện mà hồn ma bà bá tước đưa ra thực chất có thể là lời tự nhủ của chính nhân vật. Bản thân sự xuất hiện của hồn ma, những “nụ cười giễu cợt” có thể lí giải bằng tâm trạng mê muội và tuyệt vọng của nhân vật sau cái chết của bà bá tước.

Tham vọng tiền bạc ở Gherman không hẳn đã là sai trái. Gherman dường như muốn đòi lẽ công bàng khi nói với bà bá tước: “Phu nhân giữ bí quyết này cho ai? Cho các con cháu của phu nhân à? Không có bí quyết ấy thì họ cũng đã giàu lắm rồi. Họ lại không biết giá trị của đồng tiền… Còn tôi, tôi là một người chí thú: tôi biết giá trị của đồng tiền”. Tuy nhiên, đúng như Tomsky nhận định: Gherman có “diện mạo của Napoléon và linh hồn của quỷ Mephistopheles”, “anh ta thì không từ một việc gì cà” và “trong lương tâm anh ta phải có đến ba án mạng là ít”. Khát vọng làm giàu gấp gáp bàng bất cứ giá nào đã thúc đẩy

Gherman nhúng tay vào tội ác. Anh đã bức tử bà già, một “thứ xác uớp biết đi” nhưng dù sao vẫn là một sinh thể; anh đã lăng nhục tình yêu của cô gái Lizaveta bất hạnh. Trở thành kẻ ác, nhân vật không thể đạt được mục đích của mình bởi không xứng đáng với nó.

Nhân vật Gherman khơi dòng cho loại hình tượng mới trong văn họcNga, hình tượng chàng trai trẻ tuổi trong canh bạc cuộc đời với khát vọng nhanh chóng đổi thay cuộc sống bằng bất cứ giá nào, với những lầm lạc mang tính bi kịch. Con đầm Pichcủa Pushkin gợi cảm hứng trực tiếp cho những tiểu thuyết như Con bạc, Tội ác và hình phạt, Chàng thiếu niên của Dostoievsky sau này. 



Đọc thêm tại:

Con đầm Pich tác phẩm lớn của Pushkin

Với những tác phẩm Người Arap của Piotr đại đế (1828), Truyện Belkỉn(1830), Dubrovsky(1832), Con đầm Pich(1833), Người con gái viên đại úy (1836), Pushkin còn là người đặt nền móng cho văn xuôi Nga hiện đại. Ông luôn ý thức văn xuôi phải được viết ra bằng “ngôn ngữ tư duy”: “giản dị, hàm súc, sáng rõ” và “chính xác”. Chính vì vậy mà ông đã sáng tạo nên những áng “văn xuôi trong suốt” đặc biệt có ý nghĩa tư tưởng và thể hiện tinh thần nhân đạo một cách sâu sắc.

Câu chuyện về cái chết và tình yêu bất hạnh của người công chức nhỏ Samson Vưrin với cô con gái “lầm lạc” trốn đi cùng một chàng thanh niên quý tộc trong truyện ngắn Người coi trạm (in trong tập Truyện Belkirí) mở đầu cho hình tượng “con người nhỏ bé” nổi tiếng trong văn học Nga.

Tiểu thuyết lịch sử Người con gái viên đại úy lần đầu tiên trong văn học Nga đưa ra hình tượng người thanh niên trẻ tuổi bắt đầu ý thức về cuộc sống và nâng vấn đề chiến tranh và hòa bình, quý tộc và nông dân lên phạm vi dân tộc, nhân loại khơi nguồn cho sáng tác của F.Dostoievsky, L. Tolstoy sau này.


Con đầm Pich


Trong số tất cả những tác phẩm văn xuôi của Pushkin, Con đầm Pichcó một vị trí đặc biệt. Truyện ngắn không chỉ phản ánh thực tại một cách sâu sắc mà còn có ý nghĩa dự báo lớn lao về cuộc khủng hoảng tinh thần của con người trong xã hội đồng tiền hiện đại.

Nhân vật chính trong truyện là Gherman, một sĩ quan công binh trẻ tuổi vốn là con của một người Đức tới lập nghiệp ở Nga. Là một người biết kiềm chế, sống chừng mực, tiết kiệm và chăm làm, Gherman kiên quyết chì sống bằng đồng lương và không động đến vốn liếng nhỏ mà người cha để lại cho anh. Khả năng kiềm chế đã giúp cho Gherman, dù đam mê bài bạc và từng ngồi thâu đêm bên chiếu bạc, nhưng chưa một lần động đến một quân bài. Một hôm, Gherman nghe tay sĩ quan Tomsky kể câu chuyện vê bí quyết của ba quân bài bày mươi năm trước đã giúp bà anh ta, một nữ bá tước, thắng ba canh bạc lớn.

Lợi dụng tình cảm của Lizaveta, cô gái bất hạnh, con nuôi mà cũng như người hầu của bà bá tước, Gherman đột nhập được vào phòng của bà ta và cầu xin bí quyết của ba quân bài. Nhưng bà bá tước sợ hãi đã đột từ. Ba ngày sau, Gherman đến đám tang bà bá tước và kinh hoàng khi thấy xác chết nháy mắt giễu cợt mình. Tối hôm đó dường như hồn ma bà bá tước hiện về cho anh bí quyết của ba quân bài với điều kiện sau ba ván thắng, anh sẽ không được chơi bài nữa và phải chăm lo cho Lizaveta. Gherman thu thập toàn bộ vốn liếng để chơi ba ván bài “long trời lở đất”. Hai ván đầu với quân 3 và quân 7, Gherman thắng. Ván thứ ba, Gherman đinh ninh trong tay mình là quân Xì (A) hóa ra lại là một quân đầm Pich (Qa), hình vẽ trên quân bài “giống bà bá tước một cách kì dị” và cũng “nháy mắt cười giễu cợt” anh ta. Gherman thua sạch và hóa điên.




Đọc thêm tại:

Hình ảnh cái máng lợn trong “người đánh cá và con cá nhỏ”

Trong nguyên bản tác phẩm, Pushkin kể rằng hai vợ chồng ông lão “sống trong một căn hầm cũ kỹ”. “Căn hầm” là nơi ở không ra hình thù của một căn nhà: hoặc nó được khoét sâu xuống đất, hoặc nó được dựng trồi lên tạm bợ. Nếu không quan tâm đến kích thước, có thể thấy “căn hầm” có hình thù không khác “cái máng” là bao: nó có thể được khơi ra từ lòng đất như cái máng thuyền, hoặc có thể “úp mai rùa” như cái máng úp ngược. Nếu lưu ý rằng “cái máng” trong tác phẩm của Pushkin là một “cái máng giặt”, trên bình diện cảm quan vũ trụ, mạch liên tưởng trong tác phẩm có thể được mở rộng liên kết với hình ảnh “biển nổi sóng”. Trục hình tượng “Biển – Căn hầm – Cái mảng” được triển khai trong tác phẩm thành một mạch liên kết qua ba mắt xích lấp lửng theo chiều “rộng – hẹp”, hoặc “mở ra – úp lại”. Trục hình tượng này được hỗ trợ bàng sự dịch chuyển vị thế không gian của ông lão và bà lão theo mạch phát triển cốt truyện. 

Pushkin


Khác với câu chuyện dân gian, ở đầu truyện của Pushkin, trong không gian thoáng rộng của biển khơi, ông lão không “đi câu”, mà “quăng lưới”2 chụp xuống biển. Khi kéo lên được một con cá vàng, nắm trong tay vận mệnh của cá, ông lão mở lưới ra tha cho nó, chủ động hòa vào khát vọng về khoảng không tự do của biển. Nhưng sau đó, cam chịu tuân theo những đòi hỏi của bà lão, ông lão thành kẻ đầu sai “sấp sấp ngửa ngửa” trong vận động miễn cưỡng “ra biển” rồi “lộn lại”, lúc bị “sai xuống làm việc ở chuồng ngựa”, khi bị đuổi “ra khỏi cửa”, và cuối cùng “giông tố đen sầm” như chụp xuống, bủa vây ông trong hoàn cảnh không lối thoát. Vị thế không gian của bà lão gắn kết nhiều hơn với nơi ở, chỗ ngồi: ứng với hai điều ước chính đáng đầu tiên, vị thế của bà lão không được xác định, song bắt đầu từ điều ước thứ ba, vị thế của bà lão dịch chuyển từ “dưới bậu cửa sổ” lên “hiên lầu”, rồi vào “sau bàn trong cung điện” (nghĩa là càng lên cao càng bị “úp lại”, giam cầm trong những điều ước của chính mình). Đọng lại trong cảnh cuối là hình ảnh bà lão “ngồi trên ngưỡng cửa” căn hầm trong sự đợi chờ vô vọng. Sự dịch chuyển vị thế không gian của hai nhân vật trong tác phẩm của Pushkin không cùng hướng, không hòa nhập, nhưng lại thể hiện một xu thế chung: khoảng không thoáng rộng, lớn lao, trường cửu ở đây bị ép vào không gian chật hẹp, nhất thời; ý thức rộng mở lòng mình bị “chụp xuống”, chịu sự đè nén của tham vọng thu vén, quyền lực vị kỉ, nhỏ nhen và áp lực số phận.


Đọc thêm tại:

Biểu tượng Thiên Chúa giáo trong tác phẩm của Pushkin

        Câu chuyện dân gian chỉ giới thiệu về hai vợ chồng người đánh cá sống “trong một túp lều cũ kỹ sát ven biển”, như để tô đậm thêm sắc màu huyền thoại, Pushkin nhấn mạnh “ông lão với bà lão của mình” sống “mãi tít ngoài biển xanh” và xác định thời gian “tròn ba mươi năm và ba năm” (quãng thời gian “ba mươi năm và ba năm” được nhấn lại một lần nữa qua lời trực tiếp của ông lão khi ngạc nhiên về con cá biết nói tiếng người). Hệ thống biểu tượng Thiên chúa gií’ > trong tác phẩm bắt đầu được triển khai chính từ chi tiết này. Một mặt, motit’“người đàn ông với người đàn bà của mình” trong không gian mang sác màu huyền thoại gợi liên tưởng đến câu chuyện Adam và Eve trong Kinh Thánh.
        Mặt khác, đối với người theo đạo Thiên Chúa, ba mươi ba năm ứng với một đời người: đó là tuổi của Đức Kitô lúc bị đóng đinh lên cây thập giá. (Nhìn từ góc độ văn hóa này, “cái máng” trong đòi hỏi đầu tiên của bà lão đồng thời gợi liên tưởng đến “máng cỏ” nơi Đức Kitô sinh thành), số ba trong “ba mươi năm và ba năm” còn được Pushkin lấy lại trong tình tiết ông lão ba lần quăng chài, đến lần thứ ba mới bắt được cá vàng (trong câu chuyện dân gian chỉ nói là “buông câu hết giờ này sang giờ khác”), số ba được láy lại như sự nhấn mạnh cảm quanvũ trụ dân gian cổ xưa, nó tương ứng với ba nhân vật trung tâm “người đánh cá – con cá – bà vợ”, song nó cũng đồng thời được đan cài với quan niệm về vũ trụ của châu Âu Thiên Chúa giáo (“Tam vị nhất thể” – “TpoHLta, Trinitas”).

Biểu tượng Thiên Chúa giáo


        Như vậy, có thể thấy, hệ thống biểu tượng Thiên Chúa giáo trong tác phẩm của Pushkin được xây dựng trên cơ sở đan kết, đối sánh huyền thoại Giáng sinh và huyền thoại về Tội lỗi đầu tiên: sự hiển hiện của cái Thiêng trong cõi Tục (trong huyền thoại Giáng sinh) bị tráo đổi bằng ham muốn trần tục nảy sinh trong không gian Thiêng (vườn Eden), ham muốn thôi thúc Người phụ nữ (Eve) xui Người đàn ông đầu tiên (Adam) thử “trái cấm” ý thức – khởi đầu cho cuộc sống “đày ải” của con người dưới trần gian. Sự tráo đổi các thành tố của hai huyền thoại Thiên Chúa giáo nói trên thể hiện khuynh hướng “giải thiêng” phá vỡ cấu trúc giáo điều của từng huyền thoại đơn lẻ, xác lập cơ sở cho việc tạo dựng huyền thoại mới về thân phận Con người trong Thời hiện đại.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: van hoc nga, bài thơ tôi yêu em của puskin